Nghiên cứu sinh Phan Tiến Ngọc bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 28/07/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Tiến Ngọc, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam".
Thứ hai, ngày 28/07/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển           
Mã số: 62.31.01.05
Nghiên cứu sinh: Phan Tiến Ngọc         
Người hướng dẫn:        1. PGS.TS Phan Thị Nhiệm      2. PGS.TS Nguyễn Thị Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận án chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là:

(i) Góp phần duy trì sự ổn định thu nhập từ xuất khẩu, hạn chế những bất lợi khi có sự biến động về giá cả, nhu cầu trên thị trường thế giới;

(ii) Tạo ra nhu cầu mới thông qua hiệu ứng Engel;

(iii) Thúc đẩy các mối liên kết ngược, liên kết xuôi, kích thích các ngành nghề mới phát triển; (iv) Tạo ra hiệu ứng lan tỏa từ xuất khẩu các mặt hàng có kỹ thuật sản xuất mới, kỹ năng quản lý mới sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

2. Luận án đã đề xuất một hệ thống các tiêu chí đo lường, phân tích đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu:

(i) đa dạng hóa chủng loại mặt hàng xuất khẩu;
(ii) đa dạng hóa dựa trên tỷ lệ mặt hàng chế biến;
(iii) đa dạng hóa thông qua chỉ số Herfindahl;
(iv) đa dạng hóa dựa trên chỉ số Theil Etropy;
(v) đa dạng hóa lợi thế so sánh.  

3.Luận án đã sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR)  để lượng hóa tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Đây là mô hình được sử dụng ở một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, nhưng theo hiểu biết của tác giả mô hình này chưa từng được sử dụng trong việc ước lượng tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng ở Việt Nam.

4.Trên cơ sở những phân tích định tính và định lượng, luận án đã chứng minh vai trò quan trọng của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam; từ đó góp phần ủng hộ giả thiết đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

1.Từ việc phân tích thực trạng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, luận án chỉ ra rằng:

(i) cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự đa dạng hóa, mức độ đa dạng hóa ở mức trung bình của thế giới ;

(ii) Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ;

(iii) đa dạng hóa theo chiều sâu bước đầu có những chuyển biến tích cực, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm;

(iv) đa dạng hóa giữa các nhóm hàng diễn ra mạnh hơn so với đa dạng hóa trong nội bộ nhóm hàng;

(v) đa dạng hóa lợi thế so sánh diễn ra khá mạnh, nhưng chủ yếu ở các mặt hàng thô, sơ chế, hàm lượng công nghệ thấp.

2.Kết quả phân tích định tính và định lượng tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù hợp với lý thuyết. Cụ thể là:

+    Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đóng vai trò tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực về giá cả, nhu cầu trên thị trường thế giới; duy trì tăng trưởng nhu nhập từ xuất khẩu; trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+    Cả đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều rộng và theo chiều sâu đều thúc đẩy tăng trưởng. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu  theo chiều rộng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhưng mức độ tác động nhỏ hơn so với đa dạng hóa theo chiều sâu.

+    Trong giai đoạn đầu đổi mới (trước năm 2000) tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu chung và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều rộng đến tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với giai đoạn 2000-2011. Trong khi đó tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều sâu không có sự khác biệt giữa hai giai đoạn trước và sau năm 2000.

3. Từ kết quả nghiên cứu, luận án cho rằng để góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững Việt Nam cần phải chuyển đổi phương thức thực hiện đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo hướng: chuyển từ đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều rộng là chủ yếu sang đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều sâu, trong đó đa dạng hóa hóa theo chiều sâu, đa dạng hóa dựa trên cơ sở chuyên môn hóa, đa dạng hóa theo chuỗi giá trị sản phẩm là hướng đi chủ đạo.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION
Subject: The impact of export diversification on Economic growth in Vietnam
Major: Development Economics                          
Code: 62.31.01.05
Phd Candidate:  Phan Tiến Ngọc
Supervisors : 1. Ass. Prof. Dr Phan Thị Nhiệm        2. Ass. Prof. Dr Nguyễn Thị Minh    

Theoretical Contributions

1. Based on literature review, the dissertation has proved that in the early stages of the development process, diversifying exports is an important factor in promoting economic growth. Specifically:

(i) contribute to maintaining the stability of income from exports, reduce cyclical fluctuation in international commodity prices and unstable  global  demand,

(ii) create new demand through Engel effects,

(iii) promoting linkages backward, forward linkages, stimulate the development of new industries,

(iv) create spillovers from the commodity export production with new techniques and management skills to other sectors of the economy.

2. The dissertation proposes a system of criteria for measurement, analysis diversify export items:

(i) diversification based on categories of export commodities;
(ii) diversification based on the rate of manufactured goods,
(iii) diversification through the Herfindahl index,
(iv) diversification based on Etropy Theil index,
(v) diversification of comparative advantage.

3. The dissertation using vector autoregressive models (VAR) to quantify the impact of diversification of export commodities to economic growth in Vietnam for the period 1995-2011. This model is used in a number of empirical studies in the world, but according to the authors knowledge it is applied for the first time in Vietnam.

4.Based on qualitative and quantitative analysis, the dissertation has demonstrated the important role of diversification of export commodities to economic growth in Vietnam, thereby contributing to support the hypothesis export diversification led economic growth in developing countries.

New findings and proposals

1. The dissertation has points out that:

(i) the structure of export commodities of Vietnam are diversification, and the degree of diversification in Vietnam is around average level of the world

(ii) Vietnams exports basket is mainly extensive diversification, based on the advantages of natural resources and abundant unskilled labor,

(iii) intensive diversification initial changes positive, but the degree of change is slow,

(iv) diversification among commodities going stronger than diversification within the group,

(v) diversification of comparative advantage is quite strong, but mainly in raw commodities with low technological content.

2. The results of the qualitative and quantitative analysis indicate that:

+ Export diversification plays a positive role for economic growth, contribute to reducing export earnings instability caused by cyclical fluctuation in international commodity prices and and unstable global  demand; directly and indirectly promote economic growth.

+ Both intensive and extensive export diversification has positive effects on Vietnam’s economic growth. The results have also revealed that intensive export diversification impacts slower economic growth, but more important than extensive diversification.

+ The impact of general export diversification and extensive export diversification on Vietnam’s economic growth in the early stage innovation (before 2000) is more stronger than the period 2000-2011. While the impact of intensive export diversification has no difference between the two periods before and after 2000.

3. Based on the above results, the dissertation proposes that Vietnam need transform mode of export diversification from mainly extensive export diversification to intensive export diversification, in which intensive diversification with high tecnology, diversification based on specialization and diversification in the product value chain is mainstream.