Nghiên cứu sinh Phí Thị Hồng Linh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 07/05/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phí Thị Hồng Linh, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung"
Thứ sáu, ngày 06/04/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Nghiên cứu sinh: Phí Thị Hồng Linh
Người hướng dẫn: GS.TS Ngô Thắng Lợi

Về lý luận:

Thứ nhất, luận án nghiên cứu LKKT trong vùng theo cách tiếp cận: (i) liên kết lấy thị trường làm cơ sở, chính quyền các địa phương chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy các liên kết; (ii) LKKT hướng tới mục tiêu: vùng KTTĐ phải thực sự trở thành các động lực tăng trưởng nhanh và hiệu quả.

Thứ hai, luận án đưa ra cách hiểu mới về nội hàm LKKT vùng là liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên vùng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (các nghiên cứu trước thường quan niệm nội hàm LKKT vùng là liên kết thực hiện các nội dung phát triển vùng), bao gồm: (i) liên kết ngang - liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm tương tự nhau, (ii) liên kết dọc - liên kết giữa các chủ thể với các nhà sản xuất ở công đoạn trước hoặc nhà sản xuất ở công đoạn sau hình thành nên liên kết ngược và liên kết xuôi và (iii) liên kết giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Thứ ba, luận án đã chỉ ra liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các doanh nghiệp tồn tại các hình thức theo mức độ từ thấp đến cao đó là: (i) giao dịch thị trường thuần tuý, (ii) hợp đồng ngắn hạn, (iii) hợp đồng dài hạn và (iv) quan hệ cổ phần. Liên kết giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất kinh doanh trên vùng sẽ hình thành nên các chuỗi giá trị hay CLKN.

Thứ tư, luận án đã xây dựng tiêu chí đánh giá liên kết sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế và phương pháp đánh giá. Cụ thể: (i) Hệ số Moran (I) đo lường tổng hợp mức độ LKKT toàn vùng; (ii) Các tiêu chí đánh giá cụ thể cho mức độ liên kết theo các nội dung (chấm điểm thực hiện các nội dung LKKT vùng trong một số ngành lĩnh vực); (iii) Tiêu chí đánh giá đảm bảo yêu cầu của liên kết (thương số vùng, quy mô FDI, mật độ kinh tế, VA/GO, NSLĐ).

Về thực tiễn: 

Thứ nhất, luận án đã phát hiện được những dấu hiệu bất cập trong LKKT ở vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm: (i) mức độ LKKT toàn vùng rất thấp; (ii) Các nội dung liên kết chưa được thực hiện đầy đủ, liên kết chủ yếu mang tính ngắn hạn; (iii) LKKT chưa thực sự xuất phát từ thị trường, vai trò thúc đẩy của chính quyền cũng chưa được thực hiện tốt; (iv) Năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn lực trên vùng vì thế còn thấp so với mục tiêu trở thành là vùng động lực tăng trưởng của cả nước.

Thứ hai, luận án xác định được 5 nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế này: Tư duy nhận thức của các chủ thể về LKKT vùng còn khá hạn chế; các điều kiện để thực hiện LKKT vùng chưa đầy đủ; thiếu khung pháp lý hoàn thiện; bộ máy điều phối phát triển vùng KTTĐ còn nhiều bất cập; và thiếu các chính sách khuyến khích LKKT vùng.

Thứ ba, luận án đã đề xuất mô hình LKKT vùng KTTĐ miền Trung. Những mô hình được nhấn mạnh đó là: (i) mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tạo ra các CLKN, (ii) mô hình liên kết trong sản xuất và chế biến nông sản nhằm hình thành các chuỗi giá trị.

Thứ tư, đề xuất 5 nhóm giải pháp tăng cường LKKT gồm: (i) Đổi mới tư duy của các chủ thể về LKKT vùng, (ii) Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện LKKT vùng, (iii) Hoàn thiện khung pháp lý cho LKKT vùng, (iv) Hoàn thiện bộ máy tổ chức điều phối vùng, (v) Tăng cường các chính sách thúc đẩy LKKT vùng. 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Research title: Research on Economic Linkages of Central Vietnam Key Economic Region
Specialization: Development Economics  
Ph.D. candidate: Linh Thi Hong Phi
Supervisor: Professor Loi Thang Ngo

In terms of knowledge

Firstly, this dissertation draws on two approaches as follows: (i) market-based linkages play the core role while local authorities are regarded as an important catalyst in strengthening economic linkages; (ii) economic linkages must gain the desired outcome that means that key economic regions become a rapid and effective economic growth engine.

Secondly, it offers a new point of view on the nature of REL that consists of linkages among economic actors in business and production. This view is regarded as new and valuable because much previous literature considers the nature of REL as the linkage of implementation of regional development. The first is the horizontal linkage that refers to linkages among economic actors in the same field of business. Further, another type of economic linkages is the vertical linkage that lies in the way in which enterprises have the interdependent relationship with their downstream and upstream suppliers (forward linkages and backward linkages, respectively). Next, economic linkages are created between enterprises and their supporting services suppliers.

Thirdly, this dissertation found that types of economic linkages in business and production among enterprises, listed according to the bottom-to-top level, include (i) pure market transactions; (ii) short-term contracts; (iii) long-term contracts and (iv) stock-based relationship. Economic linkages among economic actors will lead to the development of value chains and clusters of sectoral linkages.

Fourthly, the dissertation has successfully built up appropriate criteria and methods for the evaluation of economic linkages in business and production among economic actors. Of which, (i) Moran coefficient (I) measures the degree of the economic linkage within the whole region; (ii) several particular criteria are introduced to evaluate aspects of the economic linkage (a marking system made for specific linkages); (iii) evaluation criteria of implementing requisites of the economic linkage (L/Q ratio, the size of FDI, economic density, VA/GO and labour productivity).

In terms of practice

First of all, the dissertation has shed light on a number of weaknesses of economic linkages in Central Vietnam Key Economic Region such as (i) the degree of the economic linkage is low; (ii) not to mention the fact that a few aspects of economic linkages have not been greatly implemented, economic linkages among enterprises are usually short-term; (iii) while the market is not the direct driving force of economic linkages, local authorities fails in stepping up economic linkages; and (iv) both competitiveness and resources efficiency are far beneath intended targets which indicates that key economic regions should be driving forces for the whole country.

Further, five root causes have been pointed out in this dissertation such as limited awareness of regional economic linkages among stakeholders, lack of conditions for implementation of regional economic linkages, the incompleteness of legal framework for regional economic linkages, limitations of the system of coordinating organizations and lack of supporting policies for economic linkages.

Thirdly, the dissertation has offered the model for economic linkages in Central Vietnam Key Economic Region. Specifically, there are two proposed models such as the model of the economic linkages among enterprises to develop clusters of sectoral linkages and the model of economic linkages in producing and processing agricultural produces in order for the development of value chains.

Finally, the last contribution of the dissertation is through proposing 5 groups of policy implications for strengthening REL including positive changes in ideology and awareness for regional economic linkages; renewed conditions for the implementation of economic linkages in Central Vietnam Key Economic Region; improving legal framework for the implementation of economic linkages in key economic regions; upgrading coordinating organizations; and introduction of supporting policies for regional economic linkages