Nghiên cứu sinh Phùng Mai Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 05/12/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Mai Lan, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của lan toả công nghệ đến hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam"
Thứ hai, ngày 04/11/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của lan toả công nghệ đến hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Phùng Mai Lan
Chuyên ngành: Kinh tế học
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Khắc Minh
 
Những đóng góp mới của luận án
 
1.Luận án sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có hệ số biến đổi theo thời gian để đưa ra cơ sở lý thuyết xác định tập doanh nghiệp nằm trên đường biên có khả năng lan tỏa công nghệ thực sự. Từ mô hình hội tụ có điều kiện, luận án chỉ ra đây là tập đường biên có khả năng lan tỏa tốt hơn so với các tập đường biên đang áp dụng. Lan tỏa công nghệ có tác động tích cực đến hiêu quả doanh nghiệp trong đó tập doanh nghiệp nằm trên đường biên có khả năng lan tỏa công nghệ tốt nhất, tiếp đến là tập doanh nghiệp sử dụng công nghệ máy móc nhập khẩu nước phát triển và cuối cùng là tập doanh nghiệp FDI.
 
2.Luận án đề xuất mô hình đánh giá tác động của lan toả công nghệ đến hiệu quả doanh nghiệp theo các nhóm doanh nghiệp có khoảng cách công nghệ khác nhau. Luận án phát hiện ra có tới 43% doanh nghiệp không hưởng lợi gì từ bất kỳ kênh lan tỏa công nghệ, 17% được hưởng lợi một phần từ kênh lan tỏa và 26% doanh nghiệp được hưởng lợi nhất từ các kênh lan tỏa công nghệ.
 
3.Luận án chỉ ra các khó khăn về kỹ năng kinh nghiệm của người lao động, về máy móc thiết bị, hoạt động tự thực hiện R&D, nguyên liệu xuất xứ Việt Nam có tác động tiêu cực trong khi hình thức liên doanh chia sẻ chi phí triển khai R&D, hình thức chuyển giao kỹ năng kinh nghiệm có tác động tích cực đến lan tỏa công nghệ và hiệu quả doanh nghiệp.
 
4.Luận án cho thấy vai trò của lan tỏa công nghệ đến tăng trưởng năng suất trong quá trình phân bổ lại nguồn lực bằng cách sử dụng các phương pháp phân rã năng suất tĩnh và phân rã năng suất động, điều mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. Luận án phát hiện ra hiệu ứng cạnh tranh của lan toả công nghệ là khá mạnh (cao hơn khá nhiều hiệu ứng cạnh tranh từ lan toả FDI), đóng góp đáng kể vào tăng trưởng năng suất gộp của ngành công nghiệp chế tác Việt Nam trong quá trình phân bổ lại.
 
Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án 
 
1.Để bắt kịp trình độ với các doanh nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp cần nỗ lực trong hoạt động liên kết hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ cao, quan tâm nhiều hơn tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và mở rộng hình thức chuyển giao kỹ năng kinh nghiệm người lao động để nâng cao khả năng hấp thụ công nghệ và hiệu quả doanh nghiệp. 
 
2.Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cần tiếp tục được khuyến khích nhưng có chọn lọc vào các ngành có khả năng tạo sức lan toả công nghệ, thúc đẩy các chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ sử dụng đầu vào trong nước của doanh nghiệp FDI, tăng cường chính sách hỗ trợ, ưu đãi khi thực hiện chuyển giao công nghệ.
 
3.Luận án sẽ tiếp tục phát triển theo hướng đánh giá tác động lan toả công nghệ theo không gian tỉnh trong thời gian tới.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
 
---------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: The impact of technology spillover on Vietnamese firms efficiency 
Major: Economics  
PhD student: Phung Mai Lan
Instructor: Prof.Dr. Nguyen Khac Minh. 
Training facility: National Economics University
New contributions of the thesis
 
1.The thesis uses a stochastic frontier production function model with time-varing coefficient time to provide a theoretical basis for determining the set of firms located on the technology frontier. From the conditional convergence model, the thesis shows that this set has more capable of spillover than the current frontier sets. Technology spillover has a positive impact on the firms efficiency, in which the set of firm on the frontier has the most capable of technology spillover, next is the set of firm using the imported machinery and technology of developed countries and finally is FDI firms.
 
2.The thesis proposes a model to assess the impact of technology spillover on firms efficiency according to groups of firms with different technology gap. The thesis found that up to 43% of firms did not benefit from any technology spillover channel, 17% of firms partly benefited and 26% of the firms benefited most from the technology spillover channel.
 
3.The thesis points out the difficulties in labor experience skills, machinery and equipment, self-implementing of R&D activities, raw materials of Vietnamese origin have a negative impact while joint venture shares R&D costs, transferring experience skills have a positive impact on technology spillover and firms efficiency.
 
4.The thesis shows the role of technology spillover to productivity growth in the process of reallocating resources by using methods of static and dynamic productivity decomposition, which previous studies dont implement. The thesis found that the competition effect of technology spillover is quite strong (much higher than the competitive effect from FDI), contributing significantly to the growth of aggregate productivity of Vietnamese manufacturing industry in the process of reallocation.
 
Suggestions derived from the research results of the thesis
 
1.In order to catch up with high-tech firms, firms need to make efforts in cooperation with research institutes, universities and high-tech enterprises, pay more attention to develop high-quality human resources and expand the form of transferring skills and experience workers to improve technology absorption and firms efficiency.
 
2.Foreign direct investment activity (FDI) should continue to be encouraged selectively, concentrating on industries having a capability of technology spillover, promoting policies to encourage the increase of using domestic inputs of FDI firms, strengthening policies of supporting and incentives when implementing technology transfer. 
 
3.The thesis will continue to develop in the orientation of evaluating the impact of spillover technology in provincial space in the coming time.