Nghiên cứu sinh Phùng Minh Đức bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 31/05/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Minh Đức, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Các mô hình phân tích vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 30/04/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các mô hình phân tích vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế)
Nghiên cứu sinh:Phùng Minh Đức
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới của luận án
 
(1) Khác với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp-dịch vụ, luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện về vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào ba vấn đề: (i) tác động gộp của công nghiệp-dịch vụ; (ii) tác động riêng của công nghiệp, dịch vụ; và (iii) tác động của công nghiệp chế biến đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Từ đó cung cấp những thông tin toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp Việt nam.
 
(2) Luận án đã phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời với hai thước đo, bao gồm: (i) năng suất lao động nông nghiệp; và (ii) lợi nhuận nông nghiệp. Điều này giúp phản ánh một cách rõ nét hơn về sự cải thiện trong hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà ngành công nghiệp và dịch vụ đã mang lại ở Việt nam.
 
(3) Luận án đã sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu định lượng truyền thống và hiện đại, bao gồm các mô hình số liệu mảng và mô hình số liệu mảng không gian. Đây là những phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề biến nội sinh, cũng như kiểm soát các dạng tác động lan tỏa theo không gian để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 
 
Những kết luận và đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 
 
(1) Kết luận cho thấy có sự hiện diện của các dạng tương tác không gian trong mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp-dịch vụ ở Việt nam, do đó việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian là thích hợp hơn so với các mô hình kinh tế lượng thông thường. Ngoài ra, cần tính đến sự tương tác không gian khi thiết kế các chính sách phát triển kinh tế. Chẳng hạn, có thể tập trung phát triển công nghiệp-dịch vụ ở một số vùng có lợi thế, đồng thời củng cố sự kết nối giữa các vùng để sự phát triển này lan tỏa một cách tích cực nhất đến nông nghiệp ở các vùng lân cận.
 
(2) Công nghiệp-dịch vụ tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tỉ trọng công nghiệp-dịch vụ trong tổng GDP tăng 1% sẽ làm tăng xấp xỉ 0.62% mức năng suất lao động nông nghiệp trong năm sau đó. Ngoài ra, ở nhóm tỉnh có tỉ trọng công nghiệp-dịch vụ lớn nhất, tác động của công nghiệp-dịch vụ đến lợi nhuận nông nghiệp cũng lớn hơn đáng kể so các nhóm tỉnh còn lại. Do vậy, các chính sách phát triển ngành nông nghiệp cần chú ý đến những tác động từ phía công nghiệp-dịch vụ để có thể giúp nông nghiệp phát triển tốt hơn.
 
(3) Tác động của dịch vụ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp lớn hơn đáng kể so với tác động của công nghiệp. Do đó, nên ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, với một thực tế rằng tỉ trọng của dịch vụ trong GDP ở Việt nam còn thấp và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Chẳng hạn, cần quan tâm chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ thông qua các chương trình đào tạo nghề để lao động nông thôn có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp khi có cơ hội.
 
(4) Công nghiệp chế biến có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Do đó cần ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến để giúp nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp ở Việt nam.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Theme of the dissertation: Models for analyzing the role of industry and services in agricultural production efficiency in Vietnam
Major: Mathematical Economics
PhD candidate: Phung Minh Duc
Instructor: Assoc.Prof.Dr Nguyen Thị Minh
Training Institution: National Economics University
 
The new contributions of the thesis 
 
(1) The thesis studies the role of the industry-service sector in efficiency of the agriculture sector in a more comprehensive and deeper manner than previous studies. More specifically, the thesis examines the relationship in three layers: (i) the overall impact of industry-service as a whole; (ii) the impact of the industry sector and the service sector separately; and (iii) the impact of processing industry. Therefore, more insightful conclusions can be drawn about the role of the industry and service sectors on the production efficiency of Vietnams agricultural sector.
 
(2) The thesis studies the efficiency of the agriculture sector using two different measures, including: (i) agricultural labor productivity; and (ii) agricultural profits. This helps to pinpoint how the industry-service sector helps improve the agriculture sector in Vietnam made in agricultural production in Vietnam.
 
 (3) The thesis uses both conventional methods and modern methods, including the panel data models and the spatial panel data models. While both of the methods can partly solve the problem of endogeneity, the latter helps taking into account the spatial effects which is a common phenomenon when working with socio-economic problems. These are appropriate methods to solve endogenous variable problems, as well as to control the types of spatial effects to ensure the reliability of research results. As such, the estimated results are reliable.
New conclusions and recommendations from research results
 
(1) The conclusion shows the presence of spatial interactions in the relationship between agriculture and industry-service in Vietnam, so the use of methods of spatial economics is more appropriate than conventional methods. In addition, spatial interactions should be taken into account when designing economic development policies. For example, industrial-service development can be concentrated in some advantageous areas, while strengthening the connections between regions for this development to spread most positively to agricultural in nearby areas.
 
(2) Industry-service has a positive impact on agricultural production efficiency in Vietnam. Research results show that if the industry-service ratio of GDP increases by 1%, it will increase approximately 0.62% of agricultural labor productivity in the following year. In addition, in the province group with the largest share of industry-service, the impact of industry-services on agricultural profits is also significantly larger than the remaining provincial groups. Therefore, agricultural development policies need to pay attention to the industrial-service impacts to help agriculture grow better.
 
(3) The impact of services on agricultural production efficiency is significantly greater than that of industry. Therefore, priority should be given to the development of the service sector, with the fact that the share of services in GDP in Vietnam is still low and there is much potential for development. For example, attention should be paid to preparing human resources for the service sector through vocational training programs so that rural workers can easily change their careers when they have the opportunity.
 
(4) Processing industry has a positive impact on agricultural production efficiency. Therefore, it is necessary to prioritize the development of processing industry to help improve the value of agricultural production in Vietnam.