Nghiên cứu sinh Phùng Minh Thu Thủy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 04/05/2020 tại Phòng họp A tầng 5 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Minh Thu Thủy, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Nguồn tri thức - nhân tố ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Một nghiên cứu thực nghiệm".
Thứ sáu, ngày 03/04/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nguồn tri thức - nhân tố ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Một nghiên cứu thực nghiệm
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Nghiên cứu sinh: Phùng Minh Thu Thủy
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Thọ Đạt
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Các tài liệu về các nguồn tri thức cho đổi mới sáng tạo đã nêu bật một số cách phân loại tri thức như tri thức ngầm hoặc rõ ràng (Dienes, 1999); tri thức từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức (Caloghirou và các tác giả, 2004); hoặc nhiều nguồn tri thức khác nhau bao gồm tri thức từ chính tổ chức, từ nhân viên, từ nhóm kinh doanh, từ đối thủ cạnh tranh, từ khách hàng, từ nhà cung cấp, từ trường đại học, v.v. (Leiponen và các tác giả, 2010). Nghiên cứu này cũng đồng thuận với các nghiên cứu trước khi chủ yếu dựa trên quan điểm đổi mới sáng tạo dựa trên tri thức, coi tri thức là điều kiện tiên quyết để đổi mới sáng tạo xảy ra (Cohen & Levinthal, 1990). Tuy nhiên, nghiên cứu này đã đặt ra một khái niệm mới liên quan đến lĩnh vực này khi phân loại các nguồn tri thức thành ba nguồn khác nhau là nguồn tri thức nội bộ (tri thức từ kinh nghiệm của người quản lý và R & D nội bộ), nguồn tri thức hợp tác (tri thức từ các hoạt động hợp tác trong và ngoài chuỗi cung ứng) và các nguồn tri thức khu vực (các nguồn tri thức doanh nghiệp có thể đạt được trong khu vực nơi các doanh nghiệp đặt trụ sở mà không phải làm gì cả).
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của R&D nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đối với đổi mới sản phẩm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tri thức mà các doanh nghiệp thu được từ hoạt động hợp tác bên trong chuỗi cung ứng có mối tương quan tích cực với khả năng đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa tri thức thu được từ các hoạt động hợp tác từ bên ngoài chuỗi cung ứng đối với đổi mới sản phẩm ở các doanh nghiệp này.
 
Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam trước hết nên tăng cường R&D nội bộ. doanh nghiệp cũng cần tạo ra mạng lưới liên kế với khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh để tăng cường đổi mới sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời điểm này, việc hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu không nên được thúc đẩy.
 
Nghiên cứu cũng đề nghị chính phủ tạo điều kiện cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ nhà nước thông qua truyền hình, báo chí, kênh truyền thông, diễn đàn, hội thảo, hội nghị. Ngoài ra, cần có một số chính sách nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và đối tác. Nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp để kích hoạt tri thức từ hoạt động hợp tác bên ngoài chuỗi cung ứng là tăng cường thực hiện các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đổi mới công nghệ.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Topic: Knowledge Sources as Determinants of Firm Level Innovation in Vietnam: An Empirical Study
Major: Economic Management
 
New academic contributions
 
The literature on knowledge sources for innovation has highlighted several ways to categorize knowledge such as implicit or explicit knowledges (Dienes, 1999); knowledge from inside or outside firms (Caloghirou et al.,2004); or various different sources including own firms, employees, business groups, competitors, customers, suppliers, universities, etc..(Leiponen et al., 2010). This research is also in line with previous studies when mainly based on the knowledge-based view of innovation which considers knowledge as pre-requisite for innovation to happen (Cohen & Levinthal, 1990). However, it has set a new concept related to this field when divided knowledges sources into three different sources namely internal knowledge sources (knowledge from managers’ experience and internal R&D), collaborative knowledge sources (knowledge from collaborative activities inside and outside the supply chain) and regional knowledge sources (knowledge firms could gain within the region where firms located without doing anything).  
 

New findings and suggestions 

 
The results of the study confirm the vital role of internal R&D in Vietnamese manufacturing firms for product innovation. It also reveals that a firms’ collaborative knowledge gained from inside the supply chain is positively correlated with the likelihood that firms produce product innovation. However, this study found no significant relationship between collaborative knowledge gained from collaborative activities from outside the supply chain.
 
Therefore, firms in Vietnam firstly should strengthen internal R&D. Firms are also in the need to create a network with customers, suppliers and competitors to enhance product innovation. However, in the meantime, collaborating with universities and research institutes should not be promoted. 
 
The research also suggested the government to create conditions to provide adequate information on preferential policies, support from the state through television, newspapers, communication channels, forums, seminars, seminars. In addition, there should be some policies to strengthen links between businesses and partners. The study also suggested solution to activate collaborative knowledges from outside the supply chain is to implement policies in training human resources and cooperating technology innovation.