Nghiên cứu sinh Phùng Thanh Quang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 18/03/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Thanh Quang, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế".
Thứ ba, ngày 16/02/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài: Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Phùng Thanh Quang
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Tài

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở cập nhật và đánh giá các học thuyết về OFDI, luận án đã ứng dụng mô hình Con đường phát triển của đầu tư (IDP: Investment Development Path) để đánh giá các nhân tố vĩ mô (GDP bình quân đầu người, chi ngân sách cho khoa học công nghệ, lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam) ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào. Sau khi chạy các mô hình hồi quy, luận án đã chỉ ra với 1 triệu USD FDI vào Việt Nam sẽ góp phần làm tăng 0,0115 triệu USD dòng vốn OFDI từ Việt Nam vào Lào (tác động tràn của FDI). Đồng thời, khi tăng 1% chi ngân sách cho KHCN sẽ góp phần làm tăng 3,32 triệu USD lượng vốn OFDI của Việt Nam vào Lào. Trong khi đó, tác động của tăng trưởng GDP bình quân đầu người lên lượng vốn OFDI vào Lào là không rõ ràng (biến PGDP không có ý nghĩa thống kê).

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, luận án đã chỉ ra thay đối lớn trong dòng vốn OFDI của Việt Nam vào Lào theo thời gian. Sau thời kỳ tăng trưởng nóng giai đoạn 2006-2010, dòng vốn OFDI vào Lào đã có dấu hiệu chững lại trong khoảng bốn năm gần đây, đặc biệt là số lượng dự án bị rút giấy phép, tạm ngừng hoạt động gia tăng đột biến trong khi lượng dự án cấp phép mới lại suy giảm mạnh. Luận án cũng đã chỉ ra và khẳng định sự phù hợp của xu hướng tăng lên của dòng vốn đầu tư đến từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và sự suy giảm lượng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước trong lượng vốn OFDI vào Lào. 

Thứ hai, luận án đã chỉ ra được đặc điểm của các dự án OFDI của Việt Nam vào Lào chủ yếu là FDI theo chiều dọc và hướng về xuất khẩu. Trong khi đó, chính phủ Lào hiện đang có những động thái nhằm tăng cường thu hút FDI theo chiều ngang. Luận án đã chỉ ra được những lĩnh vực, địa bàn các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung đầu tư vốn trong giai đoạn 2015-2020 là du lịch-đặc biệt là các sản phẩm du lịch theo chuỗi; phát triển nông nghiệp công nghệ cao đặc biệt là trồng  mía, ngô, chăn nuôi bò công nghệ cao... 

Thứ ba, luận án cũng chỉ ra những “điểm nghẽn” trong việc tăng cường dòng vốn OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào. Trong đó, vấn đề nổi bật là sự thiếu hụt nguồn nhân lực của Lào cả về lao động phổ thông và lao động chuyên môn cao…bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Lào hiện cũng còn rất thiếu và yếu cả về hạ tầng vật chất và hạ tầng kỹ thuật. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các khuyến nghị về xây dựng các tuyến giao thông kết nối xuyên quốc gia, phát triển kinh tế vùng biên và tăng cường đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------

NEW CONTRIBUTION OF THESIS

The thesis topic: Outward Foreign direct investment from Vietnamese enterprises into Laos in the context of integration. 
Major: Finance - Banking Code: 62.34.02.01
PhD Candidate: Phung Thanh Quang
Supervisor: Associate Professor Nguyen Huu Tai

New contribution to the academic theory

Based on updating and evaluating the main stream theories of OFDI, the thesis applied the IDP model to evaluate the influence of some macroeconomic factors (GDP per capita, expenditure on science and technology, inflow FDI in Vietnam) on OFDI flows from Vietnamese enterprises to Laos. The thesis pointed out that with $ 1 million of FDI inflows will contribute to 0.0115 million OFDI flows from Vietnam into Laos (spillover effect of FDI).  1% increase in expenditure on science and technology will contribute to an increase of 3.32 million OFDI of  Vietnam in Laos. Meanwhile, the impact of growth in GDP per capita to is not clear (variable PGDP is not statistical significance).

New recommendation from the thesis

Firstly, the thesis has shown major changes in Vietnams OFDI flows in Laos over  the period 1999-2014. After a period of overheating 2006-2010, OFDI flows into Laos had signs of leveling off in four years, particularly the number of project license revoked or suspended operations surge Meanwhile newly licensed projects slumped. 

Second, the thesis pointed out the characteristics of projects of Vietnam in Laos OFDI mainly vertical FDI and export-oriented. Meanwhile, the Lao government is now taking action to strengthen horizontal FDI. The thesis has shown  these areas that Vietnam enterprises should focus on investing in Laos in the period 2015-2020 are tourism; high-tech agriculture, especially sugarcane, corn, cattle...

Third, the thesis also shows the "bottlenecks" in promoting OFDI flows of Vietnam in Laos recently. In particular, the prominent issue is the shortage of human resources in Laos both unskilled and skilled workers ... besides, the infrastructure of Laos currently also inadequate. On this basis, the thesis put forward recommendations on building transport links, promoting economic zones in borders, improving personnel training for Laos.