Nghiên cứu sinh Phùng Thị Hằng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 19/02/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Thị Hằng, chuyên ngành Kinh tế du lịch, với đề tài "Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc"
Thứ bảy, ngày 19/01/2019
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch
Nghiên cứu sinh: Phùng Thị Hằng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hồng Chương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
1) Kế thừa và điều chỉnh khái niệm về du lịch sinh thái (DLST) và vốn xã hội (VXH) gắn với hướng nghiên cứu của luận án. Cụ thể, khái niệm DLST nhấn mạnh sự tham gia của người dân địa phương (NDĐP) trong phát triển DLST và sự phát triển này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội (VH - XH), môi trường mà còn góp phần nâng cao vị thế (tăng lợi ích chính trị) cho NDĐP; VXH là một nguồn lực đặc biệt mang tính xã hội của con người, được hình thành từ mạng lưới các mối quan hệ và được tích lũy qua quá trình trao đổi, chia sẻ, hợp tác dựa trên lòng tin, sự tôn trọng các chuẩn mực nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân/tập thể khi họ tham gia và đầu tư vào các mối quan hệ ít nhiều đã được thể chế hóa (chi phối bởi các quy định, đường lối, chính sách chung). 
 
2) Phát hiện và phát triển thêm một thang đo mới của VXH có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP là “Việc tham gia thực hiện quy chế quản lý hoạt động DLST ở các vườn quốc gia (VQG)”. Kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa thang đo mới và các biến phụ thuộc cho thấy thang đo này có ảnh hưởng đến hầu hết các lợi ích của NDĐP và rõ rệt nhất đến lợi ích kinh tế vì nội hàm của quy chế này là khuyến khích, tạo điều kiện cho NDĐP tham gia phát triển DLST. 
 
3) Điều chỉnh một số thang đo nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá: “chuẩn mực” được tách ra thành hai yếu tố là “chuẩn mực quy tắc” và “chuẩn mực xã hội”; “lợi ích VH - XH” được tách ra thành “lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình” và “lợi ích VH - XH cho cộng đồng”. Những đóng góp mới này làm phong phú hơn lý thuyết VXH và các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST gắn với bối cảnh ở các VQG.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
1) Xác định được các yếu tố thuộc VXH có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích (chính trị, kinh tế, VH - XH và môi trường) của NDĐP trong phát triển DLST theo mức độ từ cao xuống thấp là (i) Mạng lưới xã hội, (ii) Hợp tác, (iii) Lòng tin, (iv) Việc tham gia thực hiện quy chế quản lý hoạt động DLST ở các VQG, (v) Chuẩn mực. Tuy nhiên, cụ thể trong từng VQG thì mức độ ảnh hưởng lại có những điểm khác biệt, phụ thuộc vào từng bối cảnh khác nhau.
 
2) Đo lường và phân tích được VXH ảnh hưởng nhiều nhất đến các lợi ích VH - XH (gồm lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình và lợi ích VH - XH cho cộng đồng), sau đó là lợi ích chính trị, môi trường và cuối cùng là lợi ích kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy bản chất của VXH là tạo ra các giá trị lợi ích từ các mối quan hệ xã hội và thúc đẩy lợi ích VH - XH, nâng cao vị thế cho cộng đồng nhiều hơn là các lợi ích về kinh tế vì nguồn gốc của VXH không phải xuất phát từ các “giao dịch kinh tế”. Trong các nghiên cứu trước, yếu tố “chuẩn mực” là quan trọng, nhưng trong nghiên cứu này vì bối cảnh nghiên cứu là ở các VQG, việc tuân thủ các chuẩn mực, quy tắc trong bảo vệ môi trường của NDĐP khá tốt nên yếu tố này có mức độ ảnh hưởng không đáng kể. 
 
3) Kết quả nghiên cứu không đủ cơ sở để kết luận yếu tố “trao đổi và chia sẻ” có ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP. Qua kết quả phỏng vấn sâu, có thể lý giải một phần lý do là nhìn chung mặt bằng đời sống của NDĐP còn thấp, trình độ dân trí chưa cao nên không phải lúc nào họ cũng có điều kiện giúp đỡ những người xung quanh (chia sẻ) và sẵn sàng tham gia sở hữu chung (trao đổi). 
 
4) Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, luận án đã đề xuất một vài gợi ý nhằm tăng cường VXH và gia tăng lợi ích cho NDĐP trong phát triển DLST. Trong đó, nhấn mạnh tăng cường hợp tác, liên kết giữa các bên liên quan trong mạng lưới xã hội và NDĐP được xác định là bên tham gia chủ yếu cần được tin tưởng, trao quyền và hưởng lợi trực tiếp. Thêm vào đó, cần chú trọng phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc giám sát, tư vấn, thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ bảo tồn và đầu tư cho cộng đồng thông qua phát triển DLST. Ngoài ra, cần có những cơ chế khuyến khích áp dụng tốt hơn quy chế quản lý hoạt động DLST ở các VQG bởi trong phạm vi nghiên cứu, đây là yếu tố quan trọng nhất giúp gia tăng lợi ích kinh tế, môi trường và góp phần tăng thêm các lợi ích VH - XH và chính trị.
 
5) Cuối cùng, tác giả luận án cũng đã bàn luận về những hạn chế trong việc áp dụng lý thuyết VXH (phổ biến ở các nước phát triển) để nghiên cứu trong bối cảnh ở Việt Nam, đòi hỏi nghiên cứu phải đầu tư công sức kỹ lưỡng để chuẩn hóa về mặt ngôn ngữ cho đúng bản chất của VXH nhưng cũng phải dễ hiểu (tránh hiểu lầm) khi áp dụng nghiên cứu với đối tượng khảo sát là NDĐP. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích về mặt học thuật cho những nghiên cứu có liên quan tiếp theo. 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------- 
 
THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS
 
Thesis title: Effects of social capital on local people’s benefits from the ecotourism development of national parks in Red river delta and North East coast 
Specialization: Tourism economics
PhD Candidate: Phung Thi Hang
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Hong Chuong 
Institution: National Economics University 

Academic and theoretical new contributions:
 
1) Inheriting and amending the concept of ecotourism (ET) and social capital (SC) attached to the thesis’s research approach. Specifically, the ET concept emphasizes on participation’s local people in ET development and this one not only brings economic, social and environmental benefits, but also contributes to empowerment (increase political benefits) for local people. SC is a special resource with social identity of human beings which is established from networks of relationships and accumulated through the process of reciprocity and sharing, cooperation based on trust and respect for norms and in order to bring benefits to individuals/groups when they participate and invest in relationships institutionalized to some extent (governed by general policies, guidelines and rules). 
 
2) Identifying and developing a new measurement scale for SC that affects local people’s benefits, namely “Participation in implementation of operational management regulations on ET in national parks”. The verification of hypothesis between the new measurement scale and dependent variables reveals that this scale influences on almost all of local people’s benefits, especially their economic benefit because the content of this regulation is the mechanism, which encourages and facilitates local people to participate in ET development. 
 
3) Adjusting some measurement scales after exploratory factor analysis (EFA) analyzing: “norms” is separated by two independent elements: “rule-based norms” and “social norms; “socio-cultural benefits” is divided into “individual/household’s socio-cultural benefits for” and “community’s socio-cultural benefits”. These new points enrich SC theory and local people’s benefits in ET development in the context of national parks.

New discoveries and proposals based on the thesis’s results and findings
 
1) Identifying SC elements which affects positively local people’s benefits (in terms of politics, economy, socio-culture and environment) in the development of ET, namely: (i) Social networks, (ii) Cooperation, (iii) Trust, (iv) Participation in implementation of operational management regulations on ET in national parks, (v) Norms in the order of topdown. However, depending on different features of each national park, these elements have different level of effects. In other words, the research context decides its findings.
 
2) Measuring and analyzing the SC that affects most on socio-cultural benefits, followed by political, environmental and economic ones respectively. The research results demonstrate that the nature of SC is creating beneficial values based on social relationships and promoting socio-culture benefits, empowering community rather than economic benefits because the SC does not come from “economic transactions”. the element of “norms” in previous studies played a significant role, it is not true in in this research . This can be explained by the research context in national parks, where the local people’s compliance with regulations on environment protection is quite good.
 
3) Demonstrating the impossibility of concluding the impact of “reciprocity and sharing” element on local people’s benefits based on the research results. The results of in-depth interviews can explain partly by the fact that the living standard of these people is low, the intellectual standard is limited, therefore, they do not always help others (sharing) and are willing for mutual possession (reciprocity).
 
4) Proposing suggestions based on the research results, which emphasizes the enhancement of co-operation between relevant stakeholders and local people are considered the key participant, who are trusted and empowered and directly benefited. In addition, the role of non-governmental organizations in monitoring, advising and promoting conservation and investment activities for the community through ET development should be further promoted. Moreover, there should have mechanisms to encourage better application of the operational management regulations on ET in national parks because this is the most important factor for increasing economic and environmental benefits and socio-economic and political benefits then.
 
5) Finally, discussing drawbacks of applying the theory on SC (popular in developed countries) to research Vietnam context. This requires a big investment and great effort in working out linguistic equivalence so that the nature of SC is accurate and local people find the research easy to understand (avoid being misled). Therefore, this will be an academic reference for future related studies.