Nghiên cứu sinh Phùng Tuấn Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 18/12/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Tuấn Anh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài "Tác động của công nghệ thông tin đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Chủ nhật, ngày 17/11/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của công nghệ thông tin đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)
Nghiên cứu sinh: Phùng Tuấn Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Phần lớn các nghiên cứu về CNTT đều cho rằng CNTT có ảnh hưởng tích cực đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Abouzeedan và Busler, 2006). Nhưng đánh giá tác động của công nghệ thông tin (CNTT) đến kết quả xuất khẩu (KQXK) đối với các DNNVV ít được quan tâm nghiên cứu. CNTT đặt trong bối cảnh nghiên cứu kinh tế được xem như là một nguồn lực trong doanh nghiệp (Barney, 1991). Vì vậy luận án này đã áp dụng lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực (RBV – Resources-Based View) để phân tích, kiểm định và đánh giá mức độ tác động của CNTT đến KQXK của các DNNVV. Một số đóng góp cụ thể của nghiên cứu như sau:
 
1/ Tổng quan được các nghiên cứu về CNTT, năng lực CNTT, xuất khẩu và kết quả xuất khẩu trong doanh nghiệp. Đưa ra mô hình đánh giá năng lực CNTT áp dụng cho các DNNVV có hoạt động xuất khẩu hiện nay.
 
2/ Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố CNTT đến KQXK vừa đo lường trực tiếp và đo lường gián tiếp qua các yếu tố trung gian (trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở đo lường tác động trực tiếp CNTT đến KQXK, ví dụ nghiên cứu của Zhang, 2005). 
 
3/ Để đo lường năng lực CNTT trong bối cảnh phát triển của khoa học kỹ thuật mang lại nhiều phương thức hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, nghiên cứu đã bổ sung thêm 2 quan sát mới đó là: mức độ thành thạo với ứng dụng TMĐT trên cả máy tính và thiết bị di động và mức độ sẵn sàng bỏ thêm chi phí để mua các gói dịch vụ đảm bảo tính tin cậy của thị trường điện tử. Đây là những chỉ báo quan trọng phản ánh những điểm mới trong việc áp dụng CNTT của các DNNVV có hoạt động xuất khẩu so với thời gian trước đây.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
1/ Kết quả thực nghiệm cho thấy bằng chứng mạnh mẽ về sự tác động của CNTT tác động trực tiếp đến KQXK và CNTT tác động gián tiếp qua 2 yếu tố trung gian là định hướng thị trường xuất khẩu (EMO) và tiếp thị quan hệ (RM) đến KQXK. 
 
2/ Năng lực CNTT có tác động thuận chiều đến cả ba yếu tố EMO, RM và KQXK. Nghiên cứu chỉ ra rằng với mô hình thang đo năng lực CNTT đã làm rõ các khía cạnh nền tảng việc nâng cao năng lực CNTT qua: (1) Kiến trúc CNTT, (2) hạ tầng CNTT, (3) nhân sự CNTT và (4) quan hệ CNTT. Trong đó yếu tố quan hệ CNTT là một cách nhìn mới cho thấy hiệu quả của CNTT được phát huy nhờ sự gắn kết, phối hợp các yếu tố CNTT và hoạt động kinh doanh với nhau, qua đó các yếu tố CNTT trở thành hữu dụng và phát huy được thế mạnh của nó trong doanh nghiệp.
 
3/ Một số giải pháp và khuyến nghị chủ yếu nhằm nâng cao năng lực CNTT trong các DNNVV có hoạt động xuất khẩu: Đào tạo và định hướng phát triển năng lực CNTT của các DNNVV phù hợp với từng khu vực thị trường xuất khẩu cụ thể, có chủ trương phát triển các phần mềm tiện ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nền tảng TMĐT và mạng xã hội, tăng cường phát triển định hướng thị trường xuất khẩu và tiếp thị quan hệ dựa trên nền tảng CNTT.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Topic: Impact of information technology on export performance of small and medium enterprises – case study in Hanoi
Major: Business administration (Business School)
PHD student: Phung Tuan Anh
Supervisors: Asso. Prof. Dr. Tran Thi Van Hoa
Training institution: National Economics University 
 
New contributions in terms of academics, reasoning
 
Most of the research on IT thinks that IT has a positive influence on all aspects of business operations (Abouzeedan and Busler, 2006). But the evaluation of the impact of information technology (IT) on EP (export performance) on SMEs has received little researching attention. IT in the context of economic research as a resource in enterprises (Barney, 1991). Therefore, this thesis has applied the theory of Resources-Based View (RBV) to analyze, test and evaluate the impact of IT on the business results of SMEs. Some of the researchs specific contributions are as follows:
 
1/ Overview of studies on IT, IT capacity, exports and export performance in enterprises. Provide an IT capacity assessment model for SMEs with export activities currently.
 
2/ The model to evaluate the impact of IT factors on export performance according both direct and indirect measurement through intermediate factors (while previous studies only stopped at measuring the direct impact of IT to export performance, such as Zhang, 2005).
 
3/ To measure IT capacity in the context of the development of science and technology which brings various methods support to export activities, the study has added two new observations: proficiency level with e-commerce applications on both computers and mobile devices and the willingness to spend extra money to buy service packages to ensure the reliability of the electronic market. These are important indicators reflecting new points in the applying IT of SMEs on export activities compared to the past.
 
New findings and proposals drawn from the dissertation
 
1/ Empirical results show strong evidences of the impact of IT on export performance through direct impact and indirect impact with two intermediate factors: export market orientation (EMO) and relationship marketing (RM).
 
2/ IT capacity has a positive impact on all three elements EMO, RM and export performance. The study shows that with the IT capacity scale model, it has clarified the fundamental aspects of IT capacity building through: (1) IT architecture, (2) IT infrastructure, (3) IT personnel and (4) IT relationship. In particular, IT relationship is a new method shows that the effectiveness of IT is promoted through the cohesion and coordination of IT elements and business activities together, through these relation IT factors become useful and promote its strengths in the business.
 
3/ Some major solutions and recommendations to improve IT capacity in SMEs with export performance: Training and orienting IT development capacity of SMEs suitable to specific export market area. Having strategy of developing utility software to improve the efficiency of using e-commerce and social networking platforms, enhance the development of export market orientation  and relationship marketing based on IT capacity.