Nghiên cứu sinh Thái Thanh Quý bảo vê luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 29/09/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Thái Thanh Quý, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An".
Thứ năm, ngày 29/08/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Họ và tên NCS: Thái Thanh Quý       
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị                     
Đề tài luận án: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh  đối với  giảm nghèo bền vững vùng miền núi  tỉnh Nghệ An
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Trần Việt Tiến, 2. TS Hồ Đức Phớc       
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi dưới góc độ kinh tế chính trị học . Cụ thể:
 
-   Luận án đưa ra quan niệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Luận án cho rằng, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi là chính quyền cấp tỉnh sử dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để tác động tới điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tổ chức kinh tế, xã hội và chính bản thân người nghèo để thực hiện mục đích giảm nghèo bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở vùng miền núi.
 
- Luận án đã phát triển nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Đó là, luận án làm rõ việc xác định chiến lược, ban hành chính sách, tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững phải  căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ dân trí thấp vùng miền núi. Luận án cũng đã tìm ra  những nhân tố mới ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi.  Đó là: sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan  đến giảm nghèo bền vững vùng miền núi và cơ sở vật chất để thực hiện giảm nghèo nghèo bền vững vùng miền núi. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Luận án cho rằng, do chạy theo thành tích, các xã có thể báo cáo không trung thực tình hình nghèo của địa phương. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, chính quyền cấp tỉnh nên quy định, bộ máy giảm nghèo cấp huyện phải có một cộng tác tác viên ở xã (hoặc thôn, bản), độc lập với xã, không thuộc quyền chi phối của xã theo dõi những vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo ở địa phương.
 
Về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, Luận án cho rằng, do đặc điểm vùng miền núi Nghệ An và điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với đặc điểm đó. Cụ thể : Đối với vùng dân cư sống tập trung, nên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là đầu tư trường học, để nâng cao dân trí để người nghèo biết cách làm ăn, tiếp theo đầu tư trạm y tế để chăm lo sức khỏe, rồi  mới đến là đường và điện;  Đối với vùng dân cư sống không tập trung, chính quyền các cấp cần xây dựng những tụ điểm thương mại và văn hóa, giáo dục để tạo điều kiện cho người dân giao thương, học tập và sinh hoạt văn hóa, tiếp cận với các dịnh vụ công. 
 
Về chính sách hỗ trợ vốn, Luận án đề xuất, nên chia người nghèo thành : nghèo do nguyên nhân khách quan và nghèo do nguyên nhân chủ quan. Đối với người nghèo do nguyên nhân khách quan, bản thân họ có thể vượt nghèo nên tài trợ cho họ các nguồn lực để họ vượt nghèo; đối với người nghèo do chủ quan, bản thân họ không thể vượt nghèo nên không nên tài trợ cho họ cả về vật chất ( tài trợ vật chất họ sẽ ỷ lại, không chịu làm việc) và các nguồn lực. Để giảm nghèo những đối tượng này, chính quyền địa phương phải tạo việc làm cho họ, bằng cách tài trợ cho các hộ khá giả, biết làm ăn ở địa phương và quy định để nhận được tài trợ đó phải nhận những người nghèo vào làm việc theo giới thiệu của chính quyền địa phương.
 
Luận án kiến nghị với Chính phủ là giảm những chính sách hỗ trợ vật chất, tăng các chính sách hỗ trợ có điều kiện và các chính sách phát triển vùng miền núi.
 
----------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Full name of PhD Student: Thai Thanh Quy
Major: Political Economics                       
The thesis topic: The role of provincial government for sustainable poverty reduction in mountainous areas of Nghe An Province 
Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Tran Viet Tien, 2. Dr. Ho Duc Phoc
 
New academic, theoretical contributions 
       
The thesis has developed a theoretical framework about the role of provincial authorities in sustainable poverty reduction in mountainous areas under the perspective of political economics. Specifically:
 
- The thesis builds the notion of sustainable poverty reduction in mountainous areas. The thesis argues that the role of the provincial government in sustainable poverty reduction in the mountainous areas is that the provincial authorities use administrative and economic measures to influence natural, socio-economic conditions, economic and social organizations and the poor themselves to achieve the goal of sustainable poverty reduction and contribute to solving socio-economic issues in mountainous areas.
 
- The thesis has developed the content of the role of provincial authorities in sustainable poverty reduction in mountainous areas. That is, the thesis clarifies that the determination of strategies, promulgating policies, implementing sustainable poverty reduction must be based on natural, economic and social characteristics and low educational level of local people in mountainous areas. The thesis also found new factors affecting the role of provincial authorities in sustainable poverty reduction in mountainous areas. These are: coordination among units related to sustainable poverty reduction in mountainous areas and facilities for sustainable poverty reduction in mountainous areas.
 
New findings and proposals drawn from the research results and surveys of the thesis   
       
The thesis said that while trying to have good records, the communes can make dishonest reports on the poor situation of the localities. Therefore, in order to limit this situation, the provincial authorities should stipulate that the district-level poverty reduction apparatus must have a collaborator in the commune (or village), which is independent of the commune, not under the control of the commune in monitoring local poverty and poverty reduction issues.
 
Regarding infrastructure development policy, the thesis said that, due to the characteristics of the mountainous areas of Nghe An and the condition of limited investment capital, the policy of infrastructure development is consistent with these characteristics. Specifically: For concentrated residential areas, investment in infrastructure should be made, first of which is investment in schools, to raise the peoples intellectual standards so that the poor know how to do business. After that invest in medical facilities should be done to take care of the health, then the roads and electricity; For non-concentrated residential areas, the authorities at all levels need to build cultural and educational places to create conditions for people to trade, study and practice their cultural activities, and access to public services.
 
Regarding capital support policies, the thesis proposes, it should divide the poor into: the poor due to objective reasons and the poor due to subjective causes. For the poor due to objective reasons, they themselves can overcome poverty, so it is needed to provide them with resources to overcome poverty; For the poor with subjective reasons, they themselves cannot overcome poverty, so we should not sponsor them both materially (thanks to physical support they will become dependent and do not want to work) and resources. In order to reduce poverty, the local government has to create jobs for them, by sponsoring better-off households who know how to do good business in the locality and regulate that in order to receive such funds, the better-off households must have the poor people work under the introduction of the local authority.
 
The thesis proposes to the Government to reduce physical support policies, increase conditional support policies and mountainous areas development policies.