Nghiên cứu sinh Trần Diễm Hồng bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 05/06/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Diễm Hồng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài "Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 05/05/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam
Chuyên ngành:Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)
Nghiên cứu sinh:TRẦN DIỄM HỒNG
Người hướng dẫn: GS.TS NGUYỄN VIẾT LÂM
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
-Từ góc nhìn quản trị dựa trên tri thức, một doanh nghiệp (DN) tham gia vào chuỗi cung ứng (CCU) vừa là một tổ chức học tập độc lập vừa là DN trong CCU, Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu, kiểm định và phát hiện 06 yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức (TNTT) của các DN trong CCU. Khẳng định sự tương thích của bộ tiêu chí đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến TNTT của tổ chức học tập phù hợp điều kiện của DN trong CCU và ngược lại. Chỉ ra sự khác biệt và thống nhất giữa một tổ chức học tập với một thành viên trong CCU.
 
-Nghiên cứu đã chứng minh các tiêu chí đo lường mới là phù hợp và có ý nghĩa thống kê, đó là tiêu chí “Chú ý và dành thời gian tìm kiếm thu thập thông tin, kiến thức từ đối tác” cho biến độc lập “Khả năng học hỏi của nhận viên” và tiêu chí “Thường xuyên trao đổi thông tin, kiến thức với đối tác” cho biến “Văn hóa doanh nghiệp”.
 
-Nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về TNTT giữa các DN: trong và ngoài một liên kết dọc tập đoàn, giữa các DN có loại hình, quy mô vốn, lao động, vị trí và thời gian hợp tác khác nhau.
Những phát hiện, đề xuất mới về thực tế 
 
-Xác định và chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNTT của các DN trong CCU. Các yếu tố mang tính nội lực DN như ‘Văn hóa doanh nghiệp’, ‘Đầu tư của doanh nghiệp cho đào tạo’, ‘Liên hệ hợp tác kinh doanh’ có tác động mạnh nhất đến TNTT. Năng lực cá nhân trong DN không tác động lớn đến TNTT. Trong CCU dầu nhờn Petrolimex, TNTT của DN phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của người đứng đầu DN.
 
-Đưa ra những gợi ý quản trị để tăng cường TNTT mới bên ngoài. Đó là (1) Tạo lập văn hóa học hỏi, tiếp thu tri thức mới từ bên ngoài (2) Chính sách và cam kết nguồn lực cho đào tạo, đặc biệt là DN trung tâm chuỗi cung ứng. (3) Làm phong phú thêm các hình thức chia sẻ tri thức phù hợp với đặc điểm ngành nghề (4) Tăng cường giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong CCU (5) Hạn chế sử dụng quyền lực (6) Có chính sách hợp tác rõ ràng, lâu dài, tôn trọng, bình đẳng với tất cả các đối tác (7) Phát huy uy tín thương hiệu, truyền bá văn hóa, tri thức tích lũy của Petrolimex trong toàn CCU dầu nhờn.
 
-Mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo, đó là nghiên cứu trong các điều kiện:  (1)Khác biệt về đặc điểm ngành nghề, quy mô, chức năng... (2)  Tiếp nhận tri thức của các thành viên trong một liên kết theo chiều dọc (3) Phân tích về sự tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức trong CCU (4) Về hiệu quả của tiếp nhận tri thức trong CCU.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis: Factors affecting the knowledge reception of enterprises in the lubricant supply chain in Vietnam
Major: Business Administration (Institute of Business Administration)
Research student: TRAN DIEM HONG
Instructor: Prof. Dr. NGUYEN VIET LAM
Training institution: National Economics University
 
New academic contributions and arguments
- From a knowledge-based administration perspective, an enterprise participating in the supply chain (SC) is both an independent learning organization and an enterprise in the SC. This thesis proposes a model aiming at researching, accrediting and detecting 06 factors affecting knowledge acquisition (KA) of enterprises in SC. The model affirms the compatibility of the set of criteria for measuring factors affecting KA of learning organization in accordance with enterprise criteria and vice versa. It also shows the differences and consistency between a learning organization and a member in the SC.
 
- The research has proven that the new measurement criteria are appropriate and statistically significant, which is the criterion "paying attention to and spending time on gathering information and knowledge from partners" for the independent variable "receiver’s ability to learn" and the criterion "regularly exchanging information and knowledge with partners" for the variable "corporate culture".
 
- Research shows that there are differences in KA among enterprises: inside and outside corporation vertical integration, among enterprises with different types, capital scale, labor, position and time of cooperation.
New findings and suggestions about reality
 
- Identify and indicate the impact level of factors affecting KA of enterprises in the SC. The internal forces of enterprises such as ‘corporate culture, ‘Corporate investment for training’, and ‘business cooperation’ have the strongest impact on KA. Individual capacity in enterprises does not significantly affect KA. In Petrolimex lubricant SC, KA of enterprises depends on the policy and the interest of the head of the enterprise.
 
- Give management suggestions to enhance new KA outside. That is (1) Creating a culture of learning and acquiring new knowledge from outside (2) Policies and commitment to provide  resources for training, especially in the case of enterprises in the center of the SC (3) Enriching the forms of knowledge sharing in line with industry characteristics (4) Enhancing exchanges and cooperation in many fields of SC (5) Restricting the use of power (6) Having clear, long-term, respectful and equal cooperation policies for all partners (7) Promoting brand credibility, spreading the culture and accumulated knowledge of Petrolimex in the whole lubricants SC.
 
- Open next research directions, which are researches in the following conditions: (1) Differences in industry characteristics, scale, functions, etc (2) Receiving knowledge of the members in vertical integration (3) Analysis of the impact of groups of factors influencing KA in the SC (4) On the effectiveness of KA in the SC.