Nghiên cứu sinh Trần Đình Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/10/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Đình Nam, chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở thành phố Hà Nội)".
Thứ năm, ngày 26/10/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh:     Trần Đình Nam
Người hướng dẫn:   PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng và GS.TS. Đỗ Đức Bình

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Việc xây dựng và mô hình hóa ảnh hưởng của các nhân tố quản lý tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị tham gia các dự án. Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới tập trung nghiên cứu về việc thu hút, sử dụng các nguồn vốn ODA cho phát triển kinh tế xã hội; ảnh hưởng của ODA đến tăng trưởng kinh tế mà chưa có nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố quản lý tới hiệu quả triển khai dự án có sử dụng vốn ODA. Bởi vậy, việc xây dựng mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA là cần thiết và có đóng góp về cả học thuật, lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt học thuật, lý luận nghiên cứu đã cung cấp một số đóng góp lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm quan trọng:

Thứ nhất, nghiên cứu đã phát triển mới được mô hình đánh giá được các tác động của các nhân tố tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA. Nghiên cứu đã phát triển được một mô hình gồm sáu nhân tố tác động tới hiệu quả triển khai dự án là (1) năng lực tài chính;(2) năng lực tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn của lãnh đạo; (5) khả năng thích nghi và (6) khả năng quản trị rủi ro. Bằng các phương pháp phát triển thang đo tác giả đã thiết lập mới được 36 chỉ tiêu đánh giá cho cả biến hiệu quả dự án và các nhân tố ảnh hưởng.

Thứ hai, nghiên cứu đã phát triển mới và kiểm chứng được tất cả các thang đo nghiên cứu bằng các dữ liệu thực nghiệm. Các thang đo có thể được sử dụng cho các nghiên cứu tương tự khác trong tương lai.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả nghiên cứu: Đã phát triển và kiểm chứng tính tin cậy của mô hình hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án ODA và phát triển mới được hệ thống thang đo cho các nhân tố trong mô hình; bằng dữ liệu thực nghiệm, ghi nhận có ba trong sáu nhân tố được đưa vào mô hình có tác động tới hiệu quả thực hiện dự án là (1) năng lực điều hành; (2) khả năng thích nghi và (3) năng lực tài chính.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu

Một là, đối với các đơn vị tham gia dự án phải cải thiện được năng lực quản trị tài chính dự án.
Hai là, các đơn vị tham gia dự án cần phải nâng cao được hiệu quả điều hành dự án từ các lãnh đạo tham gia.
Ba là, các đơn vị tham gia dự án phải nâng cao khả năng thích nghi của từng bộ phận thực hiện dự án trước các biến động từ bên ngoài.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------
 
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Topic of the thesis: Factors affecting the effectiveness of ODA utilization in urban railway development in Vietnam (Case study of railway development projects in Hanoi)
Major:       Finance - Banking                                     Code:       62340201
PhD. Candidate:   TRAN DINH NAM
Instructor:  1. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Dac Hung                 2. Prof. Dr. Do Duc Binh

Academic and theoretical new contributions 

Building and modeling the influence of management factors on the effectiveness of ODA project implementation is important for the project-participating units. In Vietnam as well as in other countries around the world, researchers only focused on the attraction and utilization of ODA for socio-economic development and the impact of ODA on economic growth; while there has been no particular study to assess the impact of management factors on ODA effectiveness. Therefore, the development of a model for assessing the impact of factors on the effectiveness of ODA project implementation is necessary and contributes to the academic, theoretical and practical aspects. Academically, the research has provided a number of important theoretical and experimental contributions:

Firstly, the research has developed a new model which evaluates the effects of factors on the effectiveness of ODA projects. The research has developed a model including six factors affecting the effectiveness of a project: (1) Financial capacity, (2) Organizational capacity, (3) Executive capacity, (4) The vision of the leader, (5) Adaptability, (6) Risk management capacity. By the development of scales, the researcher has established 36 new indicators for both variables - project efficiency and impact factors.

Secondly, the research has developed and verified all scales by empirical data. These scales can be used for other similar studies in the future.

New proposals and recommendations drawn from the results of  the thesis study 

Research result: The reliability of the  model evaluating the factors affecting the effectiveness of ODA project has been developed and verified; and the new development of the scale system for the elements of the model has been established. By empirical data, it is noted that three of the six factors included in the model have an impact on the effectiveness of project implementation: (1) Financial capacity, (2) Executive capacity, (3) Adaptability.

New findings and recommendations drawn from research results

Firstly, the project-participating units need to improve the financial management of projects.
Secondly, the project-participating units need to improve the efficiency of project management of the participating leaders.
Thirdly, the project-participating units have to improve the adaptability of each component of the project to external changes.