Nghiên cứu sinh Trần Hải Ly bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 18/10/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Hải Ly, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của tính cách thương hiệu điểm đến tới sự tin tưởng thương hiệu và dự định quay trở lại của du khách quốc tế đến Việt Nam".
Thứ ba, ngày 17/09/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của tính cách thương hiệu điểm đến tới sự tin tưởng thương hiệu và dự định quay trở lại của du khách quốc tế đến Việt Nam
Chuyên ngành: Marketing
Nghiên cứu sinh: Trần Hải Ly
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Trí Dũng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: 
 
- Luận án đã làm rõ hơn tác động của tính cách thương hiệu điểm đến tới sự tin tưởng thương hiệu và dự định quay trở lại điểm đến trong bối cảnh đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển ngành du lịch như Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu này đã góp phần hoàn thiện hơn khung lý thuyết về tính cách thương hiệu điểm đến.
 
- Thông qua quá trình nghiên cứu định tính, luận án đã phát hiện ra các đặc tính riêng có trong các yếu tố cấu thành tính cách thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam, gồm 14 đặc tính riêng cho điểm đến Việt Nam gồm tính duyên dáng, tự nhiên đẹp, đáng yêu, dễ tính, truyền thống, nấu ăn ngon, dân dã, tôt bụng, lộn xộn, ồn ào, bụi bẩn, giao thông hỗn độn. Đây là một phát hiện quan trọng trong việc điều chỉnh thang đo tính cách thương hiệu với điểm đến Việt Nam, bổ sung các chỉ báo gồm cả các đặc tính mang tính tích cực và tiêu cực vào bộ thang đo về tính cách thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam, làm đa dạng hơn các đặc tính trong tính cách thương hiệu điểm đến du lịch, hoàn thiện hơn khung lý thuyết về tính cách thương hiệu điểm đến. Những đặc tính trên đã được chuyển sang ngôn ngữ tiếng Anh phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
 
- Mô hình tác giả đề xuất được kiểm định trong bối cảnh mới là ngành du lịch Việt Nam, bối cảnh đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển ngành du lịch. Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), luận án đã kiểm định đồng thời được các giả thuyết trong bối cảnh mới.
 
2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn:
 
Thông qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 8 đề xuất mới nhằm cải thiện sự tin tưởng và tăng cường mức độ sẵn sàng quay lại của du khách với các điểm đến du lịch Việt Nam bao gồm: (1) xây dựng và tạo cảm giác về tính yên bình của điểm đến với du khách; (2) xây dựng và tạo cảm giác về năng lực cung cấp dịch vụ tốt của các điểm đến; (3) cải thiện cảm nhận về tính chân thành của điểm đến; (4) xây dựng sự tinh tế trong quá trình cung cấp dịch vụ với du khách; (5) cải thiện cảm nhận về sự sôi nổi của điểm đến; (6) cải thiện cảm nhận về tính phong trần của điểm đến; (7) kiểm soát và giảm tính lộn xộn tại điểm đến và (8) cải thiện sự tin cậy của các điểm đến với du khách.
 
3. Gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo
 
Các nghiên cứu tiếp theo có thể triển khai với một số hướng như: nghiên cứu về tính cách thương hiệu cho điểm đến là các tỉnh, thành phố du lịch ở Việt Nam và có sự so sánh với các điểm đến nổi tiếng trên thế giới; điều chỉnh thang đo cho biến sự tin tưởng thương hiệu gắn với bối cảnh Việt Nam; nghiên cứu về cấu trúc dự định quay trở lại của khách du lịch cả khách quốc tế từ nhiều nước khác tới Việt Nam và khách nội địa.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Studying the impact of destination personality on brand trust and revisit intention of foreign tourists to Vietnam
Major: Business Administration (Marketing)
Research Student: Tran Hai Ly    
Supervisor: Assoc. Prof. Vu Tri Dung
University: National Economics University 
 
1. Theoretical and academic contributions: 
 
-  This thesis has clarified the impact of destination personality to brand trust and revisit intention to foreign tourist in the context of developing tourism industry as Vietnam. As a result, this research has diversified theoretical frame about the influence of destination brand personality.
 
- Through the qualitative research process, this thesis has investigated distinct characteristics embodied in factors constituting destination personality of Vietnam, including 14 particular trait of Vietnam destinations, which are charming, friendly, peaceful, naturally beautiful, lovely, easygoing, traditional, delicious cusine, laid-back, kind, messy, noisy, dirty, chaotic traffic. This is an important finding in adjusting Vietnam destination personality scale; adding indicators consist of both positive and negative characteristics into Vietnam destination personality scale; diversifying distinct characteristics in destination personality; improving the theoretical framework of destination brand personality.
 
- The suggested model by the author is verified under the new context of Vietnam tourism industry, a typical situation of a developing tourism economy. Applying structural equation model (SEM), this thesis has simultaneously examined theories in the new context.
 
2. Practical contributions:
 
Through the analysis of research results, the author has offered 8 new suggestions to enhance trust and foster return willingness of tourists to Vietnam destinations including: (1) Building and creating the perception of  peace of the destination to tourists, (2) Building and creating the perception of competence to provide better quality service at destinations, (3) Improving the perception of sincerity of the destination, (4) Growing in sophistication in service provision procedures to tourists, (5) Improving the perception of excitement of the destination, (6) Resonating the perception of ruggedness of the destination, (7) Controlling and reducing instability, (8) Building up destination trust.
 
3. Suggestions for further study 
 
Future research directions might be executed as follows: studying on destination brand personality at tourism provinces, cities in Vietnam under comparisons with famous destinations all over the world; adjusting the scale for brand trust variable under Vietnam’s context; studying on the structure of return intention of both domestic and foreign tourists.