Nghiên cứu sinh Trần Hữu Phước bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/10/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Hữu Phước, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững".
Thứ bảy, ngày 14/09/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển cây dược liệu tại tỉnh Lào Cai theo hướng bền vững
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Nghiên cứu sinh: Trần Hữu Phước
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thành Hưởng; TS. Đinh Tiến Dũng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, dựa trên quan điểm Kinh tế phát triển mà cụ thể là phát triển kinh tế nông nghiệp, gắn với những đặc trưng của cây dược liệu, luận án đã đưa ra khái niệm, nội hàm về phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững của địa phương. Theo đó, phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững của địa phương được luận án xác định theo 3 nội dung: (i) duy trì, bảo tồn và mở rộng quy mô diện tích và chủng loại cây dược liệu; (ii) Nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu; (iii) tăng cường sự tác động lan toả tích cực của cây dược liệu đến kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương phát triển cây dược liệu. Các tiêu chí đánh giá và yêu cầu bảo đảm tính bền vững cũng được xác định theo 3 góc độ trên.    
 
Thứ hai, qua phân tích các tiêu chí phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững, luận án chỉ ra  được các biểu hiện bền vững trong phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai:   (i) Số diện tích (ha) được quy hoạch trong các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng tăng và tỷ lệ số cây sách đỏ được bảo tồn nguyên vị trong các khu bảo tồn lớn, quy mô diện tích canh tác cây dược liệu tăng qua các năm; (ii)  So với các loài cây nông nghiệp khác, cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần; (iii) Phát triển cây dược liệu góp phần tích cực đến  giảm nghèo và tạo công ăn việc làm (kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy canh tác cây dược liệu tạo thêm 211 việc làm mới cho các hộ nông dân năm 2017 và những huyện trồng dược liệu lớn có tỷ lệ giảm hộ nghèo từ 4%-8%/năm trong năm 2017 và 2018)(iv) Cây dược liệu thân thiện hơn với môi trường so với cây lúa và cây ngô. 
 
Thứ ba, Luận án đã phát hiện đươc những biểu hiện không tích cực trong phát triển cây dược liệu đứng trên góc độ phát triển bền vững:  (i) Công tác bảo tồn cây dược liệu tự nhiên còn nhiều hạn chế, số lượng các loài trong sách đỏ được bảo tồn thành công còn thấp, diện tích đất để trồng cây dược liệu hàng năm ít, nhỏ lẻ, manh mún; (ii) Chi phí sản xuất ban đầu cho cây dược liệu cao hơn so với các cây trồng truyền thống khác (lúa, ngô), trong khi đó, các sản phẩm dược liệu chủ yếu chế biến thô rồi xuất bán giá trị kinh tế thấp và chưa phát huy được hiệu quả của chuỗi giá trị cây dược liệu; (iii) Thu nhập và đời sống của nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ dân đồng bào miền núi cao từ cây dược liệu chưa thực sự ổn định; (iv) Một số hiện tượng gây hại môi trường của địa phương do hậu quả phát triển cây dược liệu ngày càng có xu hướng gia tăng như: xói mòn chất đất, ảnh hưởng không tích cực đến môi trường sinh thái trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học tràn lan hoặc sau khi thu hoạch cây dược liệu không có phân huỷ rác tập trung.  
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Luận án đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững tại tỉnh Lào cai bao gồm: (i) nguyên nhân liên quan đến chính sách đất đai, tín dụng và đầu tư cho khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng; (ii) nguyên nhân liên quan đến năng lực của chủ thể sản xuất và kinh doanh cây dược liệu; (iii) nguyên nhân liên quan đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu; (iv) nguyên nhân liên quan đến thị trường đầu ra; (v) nguyên nhân liên quan đến quản lý cây dược liệu.
 
Dựa trên các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững, luận án đã đưa ra 04 nhóm giải pháp bao gồm: (i) hoàn thiện chính sách; (ii) nâng cao năng lực cho chủ thể sản xuất và kinh doanh dược liệu; (iii) mở rộng thị trường đầu ra và (iv) áp dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng đối với cây dược liệu.  Trong các nhóm giải pháp trên, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến mô hình quản lý cây dược liệu dựa vào cộng đồng do đặc thù cây dược liệu bao gồm cả cây dược liệu tự nhiên và cây dược liệu canh tác vì vậy phát triển cây dược liệu gắn liền với duy trì và phát triển rừng. Mô hình quản lý cây dược liệu dựa vào cộng đồng góp phần giảm tải gánh nặng quản lý đối với nhà nước trong khi đó vẫn đảm bảo và nâng cao lợi ích của người dân.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THESIS
 
The thesis topic: Developing medicinal plants in Lao Cai province under sustainable direction
Major: Development Economics   
PHD candidate: Tran Huu Phuoc
Supervisor 1: Associate Prof., Dr. Vu Thanh Huong;  2. Dr. Dinh Tien Dung
Campus: National Economics University 
 
New contribution to the literature
 
Firstly, based on the view of development economics, especially agricultural development, and typical characteristics of medicinal plants, the thesis proposed the definition and the connotation of local development of medical plants under sustainable direction. Accordingly, local development of medical plants under sustainable direction is defined as 3 aspects: (i) maintaining, conserving and expanding cultivated areas and species of medical plants; (ii) improving productive efficiency; and (iii) enhancing positive effects on local economy, society and environment. Indicators to evaluate sustainability are also built based on 3 above aspects.
 
Secondly, analyzing sustainable indicators of medical plants, the thesis has shown sustainable characteristics of medical plant development in Lao Cai: (i) increased cultivated areas (ha), expanded nature reserves and larger number of red list of threaten species are in-situ conserved in nature reserves; (ii) much higher economic efficiency than other agricultural plants; (iii) medical plants create positive effects on poverty reduction and job creation (results of thesis show that cultivation of medicinal plants helped to create 211 new jobs for farmers in 2017 and districts reported large areas of medicinal plants had  a rate of poverty reduction from 4% to 8% annually in 2017 and 2018  and (iv) medical plants are more environmental friendly than rice and corn.     
 
Thirdly, the thesis identifies unstainable criteria of medical plant development in Lao Cai: (i) natural medical plant conservation reports some short comings such as small number of red list threated species are successfully conserved, small and fragmented cultivated area; (ii) high initial production cost comparing to other agricultural plants (rice, corn), meanwhile medical plants are roughly produced to sell at low value  and the production has not exploited the chain of value; (iii) income from farmers especially those who are ethnic minorities is still highly unstable; (iv) side-effects of medical plant production to environment has showed an increasing trend: erosion of soil, negative impacts on ecological environment resulting from wide use of pesticides and plants protection products and lacking of a recycled waste center.       
       
New recommendation from our findings
 
The thesis has proved reasons leading to shortcomings of sustainable development of medical plants in Lao Cai province. The reasons consist of (i) inadequate land policy; lack of credit and investment in science technology and infrastructure; (ii) weak capacities of producers; (iii) weak cooperation in producing and consuming medicinal plants; (iv) difficulties in output market and (v) inefficient management. 
 
Based on the above reasons, the thesis proposed 05 solutions including: (i) completing policy; (ii) enhancing production capacity; (iii) enlarging market; (iv) applying community based management and (v) enhancing the role of the government in developing medical plants under sustainable direction. The most important solution pointed out in our thesis is the model of community based medicinal plant management since this model helps to reduce the management burden on the state while still ensure interests of local people.