Nghiên cứu sinh Trần Lê Đoài bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 26/12/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Lê Đoài, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020".
Thứ ba, ngày 25/11/2014

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 
Đề tài luận án: Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định  đến năm 2020
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Mã số: 62.34.04.10
Nghiên cứu sinh: Trần Lê Đoài
Người hướng dẫn: GS.TS Đàm Văn Nhuệ
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
1. Trên cơ sở tổng quan lý thuyết, đặc biệt là từ việc nghiên cứu chuỗi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) xuất khẩu, luận án đã chỉ ra chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu không chỉ là một chính sách đơn nhất, nó bao gồm các chính sách bộ phận hỗ trợ phát triển các yếu tố trong chuỗi cung ứng từ việc quy hoạch phát triển ngành TCMN, chính sách sản phẩm đến hỗ trợ đầu vào, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm. 
 
2. Luận án đã đề xuất các bước hoàn thiện chính sách, trong đó đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tác động của chính sách theo ba nhóm:
 
- Tác động đến phát triển quy mô, năng lực sản xuất, xúc tiến xuất khẩu hàng TCMN; 
- Tác động đến kết quả xuất khẩu hàng TCMN; 
- Tác động đến  hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu. 
 
3. Luận án đã áp dụng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE matrix) để lượng hoá mức độ tác động của chính sách bộ phận đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu. Phương pháp này đã được sử dụng nhiều trong quản trị kinh doanh nhưng chưa từng được sử dụng trong đánh giá tác động của các chính sách bộ phận trong chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu.  
 
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
1. Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định đã có tác động đến sự tăng quy mô sản xuất, phát triển thị trường xuất khẩu dẫn đến kết quả sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN đã có sự tăng trưởng cả về giá trị sản xuất, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu nhưng còn những hạn chế chủ yếu đó là:
 
(1) chưa có quy hoạch phát triển hàng TCMN, chính sách sản phẩm, chính sách phát triển nguồn nguyên liệu;
(2) chính sách đang thực thi chưa có sự hỗ trợ một số lĩnh vực như ưu đãi, đào tạo nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế mẫu mã; mức hỗ trợ từ ngân sách cho xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đào tạo lao động, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, xử lý ô nhiễm môi trường còn thấp.
 
2. Do hạn chế của chính sách dẫn đến hạn chế của sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định thời gian qua: Sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, thiếu mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phát triển và thiết kế mẫu mã sản phẩm mới còn hạn chế, kim ngạch xuất khẩu còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
 
3. Đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định theo hai nhóm cơ bản:
 
(i) Xây dựng mới quy hoạch phát triển hàng TCMN xuất khẩu, chính sách sản phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu;
(ii) Điều chỉnh, bổ sung khắc phục những hạn chế của chính sách trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư-tín dụng, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng chính sách hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu.
 
4. Kiến nghị Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để thống nhất chỉ đạo, triển khai từ trung ương đến địa phương cũng như UBND tỉnh Nam Định ban hành chính sách tích hợp chung "Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định" để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi, các đối tượng thụ hưởng dễ dàng tiếp cận chính sách.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Title: Improving Policies to Develop Handicraft for Exports in 2020 in Nam Dinh
Major: Economics Management (Science of Management) 
Code: 62.34.04.10 
Ph.D Candidate: Tran Le Doai 
Supervisor: Prof. Dr. Van Dam Nhue 
 
New theoretical contributions 
 
1. On the basis of the theoretical background, especially from the study of supply chain of handicrafts for exports, the dissertation has shown the policy which is for developing exported handicrafts is not just a unique policy, but it includes some policies supporting the development of elements in the supply chain from the planning the development of handicraft sectors, input policies to input supports, product support, exporting market development support.
 
2. The dissertation has proposed steps to improve policies in which a system of analysis criteria has been proposed. The impacts of policies are assessed in three groups: 
- Impact to scale development, production capacities, exported handicrafts promotion; 
- Impact to results of handicrafts for export; 
- Impact to efficiency of producing and doing business of handicrafts for export.
 
3. The dissertation applies the matrix of internal factors evaluation (IFE Matrix) to quantify the impact level of policies on the development of exported handicraft department. This method has been used extensively in business administration but it has never been used in assessing the impact of policies in the division policy in developing handicrafts for export.
 
Conclusions, Recommendations from Results of the Dissertation
 
1. The development of handicrafts for export in Nam Dinh province has an impact on increasing scale of production, export market development, which leads to the growth in production of exported handicrafts both in production value, sales, export revenue. However, there are some major limitations: (1) there is no development plan for handicraft products, product policies, policies for resource development; (2) the policy being implemented without support from a number of areas such as incentives, training artisans, skilled workers, designs; besides, budgetary support for the infrastructure construction for industry clusters, workforce training, science and technology, trade promotion, environmental pollution treatment is still low.
 
2. Due to the limitations of policies, the development of handicrafts export goods in Nam Dinh province has been limited so far: Production is still spontaneous, is in small size, lacks production space, causes polluting the environment, is passive in raw materials, is limited in developing design of new product, is low in export turnover and is not relevant with the potential of the province.
 
3. The dissertation proposes to improve the policy to develop exported handicrafts in Nam Dinh province in two basic groups: (i) Constructing new development plans for exported handicrafts, production policies, materials development; (ii) Adjusting, supporting and overcoming the limitations of policies in the areas of land, investment, credit, human resource development, science and technology, environmental protection, trade promotion, with special focus on developing policies to support the export market.
 
4. The dissertation provides some recommendation to the Government in establishing the National Steering Committee to develop handicraft industry uniformly, from central to local. Besides, recommend Nam Dinh province to issue common integration policy "Mechanical policies to encourage the development of handicrafts for export in Nam Dinh province "to create favorable conditions for agencies to enforce, and for the beneficiaries to easily access the policy.