Nghiên cứu sinh Trần Nghĩa Hòa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 26/06/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Nghĩa Hòa, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội".
Thứ ba, ngày 26/05/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

 
Đề tài luận án: Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế                        Mã số: 62340410  
Nghiên cứu sinh: Trần Nghĩa Hòa  
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Đình Hương  
 
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án đã hoàn thiện khung lý thuyết nghiên cứu chính sách đối ngoại kinh tế (CSĐNKT) địa phương giai đoạn hội nhập, bao gồm:
 
(i) Cây nhân tố ảnh hưởng CSĐNKT địa phương; và
(ii) Cây mục tiêu CSĐNKT địa phương;
(iii) CSĐNKT địa phương tiếp cận theo mục tiêu và quy trình CSĐNKT địa phương.
 
Luận án làm rõ khái niệm CSĐNKT địa phương thời kỳ hội nhập, phản ánh nội dung mới về chất của toàn cầu hóa, mà vai trò của các liên kết CSĐNKT địa phương cùng với các chủ thể chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các thể chế địa phương cũng gia tăng ảnh hưởng, tạo nên mối liên hệ tác động qua lại chặt chẽ và năng động cho nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như các quốc gia và cấp địa phương nói riêng. 
 
Luận án chỉ ra mục tiêu và tiêu chí đánh giá CSĐNKT địa phương. Mục tiêu CSĐNKT địa phương được xác định theo 3 cấp độ gồm (i) mục đích CSĐNKT; (ii) mục tiêu chung và (iii) các mục tiêu cụ thể của từng CSĐNKT bộ phận. Tiêu chí đánh giá CSĐNKT địa phương bao gồm hai nhóm chủ yếu, nhóm các yếu tố đầu ra và nhóm các yếu tốc tác động của CSĐNKT. Luận án phân tích 5 bộ phận cơ bản và mối liên hệ giữa 5 bộ phận CSĐNKT địa phương gồm: chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế trong nước; chính sách hỗ trợ phát triển thương mại, dịch vụ đối ngoại; chính sách thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài; chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và chính sách vận động kiều bào tham gia phát triển kinh tế trong nước.
 
2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Luận án vận dụng khung lý thuyết trên trong nghiên cứu CSĐNKT của Hà Nội, từ đó đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSĐNKT Thủ đô giai đoạn tới năm 2020, với 5 CSĐNKT cơ bản. Các đề xuất cụ thể là: 
 
(1) CSĐNKT Hà Nội cần tập trung vào các đối tác lớn, các thủ đô, thành phố lớn trên thế giới, ưu tiên dịch vụ đối ngoại, phát triển Hà Nội thành trung tâm dịch vụ và giao dịch quốc tế lớn. 
 
(2) Đề xuất lộ trình và các cơ chế, chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội, trong đó giai đoạn 2015-2016, CSĐNKT tập trung xây dựng về nhân lực, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, quy chế phối hợp giữa Hà Nội với Trung ương và với các địa phương trong hoạt động đối ngoại kinh tế; giai đoạn 2016-2020: CSĐNKT ưu tiên cho phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao; đẩy mạnh chất lượng xúc tiến đối ngoại kinh tế ở nước ngoài; tham mưu theo chiều sâu cho lãnh đạo; hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp và người dân mở rộng thị trường và giải quyết các tranh chấp quốc tế; xác lập vị trí hàng hóa-dịch vụ cao của Thủ đô trong mạng sản xuất quốc tế. 
 
(3) Đề xuất kiến nghị đối với chính quyền Hà Nội: lựa chọn khâu đột phá là công tác thông tin và nhân lực đối ngoại kinh tế, nghiên cứu chiến lược và dự báo đối ngoại kinh tế; về phía các doanh nghiệp và người dân, cần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đối ngoại kinh tế.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------
 
NEW ACHIEVEMENT OF THE THESIS
 
Thesis: Doi ngoai kinh te Policy in the integration period-studied in Hanoi
Major: Economic management   Code: 62340410
Student: Tran Nghia Hoa
Teacher: Prof. Dr. Nguyen Dinh Huong
 
1. New achievements in academy, theory
 
The thesis has given the theory framework researching on Doi ngoai kinh te Policy in integration time (so called economic diplomacy policy) at local level, including: (i) the tree diagram of  influenced factors on local economic diplomacy policy; and (ii) the tree diagram of objectives’ local economic diplomacy policy; (iii) local economic diplomacy policy approaches its objectives and the process of local economic diplomacy policy. The thesis clarifies concept of local economic diplomacy policy in the integration period, reflecting new content in nature of globalization, in which role of the connection of local economic diplomacy policy and local government entities, business community and local institutions increased their influence on each others, creating the interaction and dynamism for the global economy in general as well as national and local level in particular.
 
The study shows the objectives and evaluating criteria of local economic diplomacy policy. The local economic diplomacy policy’s objectives are indentified in three aspects: (i) Goals of economic diplomacy policy; (ii) its overall objectives and (iii) sub-objectives of component policies of economic diplomacy policy. Criteria for evaluating local economic diplomacy policy include two main groups: evaluation of economic diplomacy policy’s outcomes and evaluation of economic diplomacy policy’s impacts. The result-oriented approach used by the study breaks down the overall policies on local economic diplomacy policy into five fundement components: (i) policy on the creation of favorable international environment for economic development and cooperation; (ii) policy on the promotion of international trade and services; (iii) policy on attraction of foreign investment and aid; (iv) policy on international cooperation in science and technology; and (v) policy on the engagement of overseas Vietnamese in national development.
 
2. The new proposal draws from research
 
The thesis applies the above theoretical framework in the study of Hanoi economic diplomacy policy to propose a system of views and comprehensive solutions for Hanoi’s economic diplomacy policy in the new period by 2020 which includes five fundamental components of the economic diplomacy policy. Specific recommendations are as followings: 
 
(1) Ha Noi’s economic diplomacy policy should focus on major partners, capitals and cities in the world; to build Ha Noi into an important international trading center of the country and the region and external relations services into an important economic sector of the city. 
 
(2) Proposing roadmap, mechanisms and economic diplomacy policy for Ha Noi. Phase I from 2015 to 2016, focus will be given to policies on human resources, infrastructure and economic diplomacy database; policies and regulations on coordination between Ha Noi and the central government and localities in economic diplomacy activities. Phase II from 2016 to 2020, priority should be given to the developing high quality human resource, promoting economic relations with foreign partners within and outside the country; in-depth advisory works for leaders; effectively supporting for businesses and people to expand market and settle international disputes; identifying the position of Ha Noi’s high end goods and services in the international production networks.
 
(3) Recommendations to Ha Noi’s authorities: choosing the breakthrough that enhances communications and capacity building for manpower of economic diplomacy; increase strategic studies and long-term forecasts on economic diplomacy and external economic relations; Entrepreneurs and people should be also supported to  raise knowledge, awareness and skills on economic diplomacy.