Nghiên cứu sinh Trần Quang Huy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 11/04/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Quang Huy, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Mối liên hệ giữa quá trình học hỏi và kết quả hoạt động của tổ chức: Nghiên cứu thực nghiệm tại các trường đại học ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 10/03/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mối liên hệ giữa quá trình học hỏi và kết quả hoạt động của tổ chức: nghiên cứu thực nghiệm tại các trường đại học ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 62.34.04.04
Nghiên cứu sinh: Trần Quang Huy
Người hướng dẫn: 1. TS Phạm Thị Bích Ngọc   2. PGS.TS Phạm Thúy Hương

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Từ cơ sở lý thuyết về học hỏi của tổ chức và qua kết quả khảo sát 139 trường đại học tại Việt Nam, Luận án đã làm rõ quá trình học hỏi của tổ chức trong trường đại học; mối quan hệ giữa của hoạt động quản trị nguồn nhân lực tới học hỏi của tổ chức cũng như giữa quá trình học hỏi của tổ chức và kết quả hoạt động trong các trường đại học, cụ thể:

(1) Khẳng định các yếu tố thuộc hoạt động quản trị nguồn nhân lực có mối quan hệ thuận chiều tới quá trình học hỏi của tổ chức trong các trường đại học tại Việt Nam gồm: (1). Đào tạo bồi dưỡng và (2). Sự tham gia của nhân viên vào các quyết định của tổ chức.

(2) Khẳng định quá trình học hỏi của tổ chức bao gồm 4 cấu phần: tiếp nhận tri thức, chia sẻ thông tin, diễn giải thông tin và lưu giữ tri thức có mối quan hệ thuận chiều tới kết quả hoạt động của trường đại học, cụ thể là (1). Kết quả chuyên môn, (2). Kết quả tài chính cũng như mối quan hệ giữa kết quả chuyên môn và kết quả tài chính trong các trường đại học  ở Việt Nam.  

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả luận án cho thấy, khi các cán bộ quản lý, giảng viên trong các trường đại học được tham dự các chương trình đào tạo bồi dưỡng và tham gia vào các quyết định của nhà trường sẽ giúp họ có đủ kiến thức, kỹ năng và động lực đóng góp vào việc phát triển môi trường học hỏi, chia sẻ thông tin trong tổ chức giúp cho việc áp dụng tri thức của các cá nhân vào hoạt động quản lý của nhà trường được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi nhà trường quan tâm phát triển quá trình học hỏi của tổ chức thông qua việc tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động tiếp nhận, chia sẻ, diễn giải và lưu trữ tri thức trong tổ chức thì góp phần cải thiện kết quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu cũng như kết quả tài chính. Khi đó, nhà trường sẽ đạt được các mục tiêu hoạt động hàng năm và qua đó có những bước phát triển bền vững vì đã dựa trên nguồn lực tri thức của tổ chức. 

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số gợi ý với ban lãnh đạo các trường đại học tại Việt Nam và Bộ giáo dục và đào tạo để phát triển các trường đại học theo định hướng đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam, như sau:    

(1) Ban lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện phát triển môi trường học hỏi của tổ chức. Cụ thể khuyến khích các giảng viên, cán bộ quản lý tham gia vào các hoạt động tiếp nhận tri thức, chia sẻ và giải nghĩa thông tin, lưu trữ tri thức để nguồn lực tri thức của tổ chức được áp dụng vào chính hoạt động quản lý của nhà trường; 

(2) Bộ giáo dục và đào tạo theo định hướng đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam trao quyền tự chủ cho các trường đại học để nhà trường có đủ điều kiện và thực sự chủ động phát huy nguồn lực tri thức để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu hướng tới các bước phát triển bền vững của nhà trường.

Nội dung của luận án xem tại đây.


----------

 
THE NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS 

Thesis title: The relationship between organizational learning process and  performance: an empirical study in Vietnamese universities.
Major: Human Resource Management
Name of Candidate: Tran Quang Huy
Supervisors: 1. Dr. Pham Thi Bich Ngoc  2. Assoc. Prof. Dr. Pham Thuy Huong

The theory contributions of the thesis

Based on organizational learning theory and empirical study from 139 universities in Vietnam, the thesis clarified the organizational learning process in universities; the relationship between human resource management and organizational learning process as well as the relationship between organizational learning process and performance. 

(1) Affirm human resource management practices have positive relationship with the organizational learning process in Vietnamese universities, including: (1). strategic training and (2). Employee participation in decision making;

(2) Affirm the organizational learning process including knowledge acquisition, information distribution, information interpretation and organizational memory has positive relationship with university performance such as (1). Academic results, (2). Economics results as well as the relationship between the two above results. 

The recommendations:

According to the thesis result, when administrators and lecturers in Vietnamese universities participate in related training programs and involve to decision-making, they will improve their knowledges, skills and motivation to develop the learning and information sharing environment in the institutions leading to better knowledge application into university management. Beside that, if the organizational learning process in universities is developed by promoting the knowledge acquisition, information distribution and interpretation, organizational memory then the teaching and research activities as well as economics results will be improved. Thus, universities will achieve annual objectives and lead to sustainable development based on knowledge resources.

As the result, there are some recommendations for university leaders as well as the ministry of education and training to develop Vietnamese universities as bellows:

(1) University Leaders pay more attention and invest on developing the organizational learning environment by encouraging administrators and lecturers involved more on knowledge acquisition, information distribution, information interpretation and organizational memory to applying organizational knowledge to university management activities.

(2) The Ministry of education and training promote the higher education reform toward university autonomy so that Vietnamese universities could utilize their own knowledge resources to enhance the quality of teaching and research that leads to sustainable development of the institutions.