Nghiên cứu sinh Trần Thị Lan Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/05/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Lan Anh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam".
Thứ ba, ngày 21/04/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng         
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Lan Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Tâm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Luận án nghiên cứu tác động của các nhân tố tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại, nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Các đóng góp chính của luận án là:
 
Thứ nhất, bổ sung minh chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động tới an toàn vốn của ngân hàng, với trường hợp nghiên cứu tại Việt nam giai đoạn 2008-2017: Các nhân tố vi mô, nhân tố thuộc về bản thân các NHTM có ảnh hưởng mang tính quyết định tới an toàn vốn của các NHTM. Bên cạnh đó, các nhân tố thuộc về môi trường, nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng nhất định đến an toàn vốn của các NHTM.
 
Thứ hai, bổ sung nhân tố mới đặc biệt mang đặc trưng của quá trình tái cấu trúc hệ thống TCTD ở Việt Nam từ năm 2013 là mức độ nợ xấu bán cho VAMC. Nhân tố này có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với khả năng an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Bán nợ xấu cho VAMC không chỉ giúp các ngân hàng giảm nợ xấu tạm thời trên bảng cân đối kế toán, mà còn tạo cơ hội cho ngân hàng tiếp tục tập trung vào các khách hàng có cơ hội vượt qua khủng hoảng, giúp khách hàng xử lý nợ xấu cũ và tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Do đó, bán nợ xấu cho VAMC sẽ giúp các NHTM Việt Nam tăng khả năng an toàn vốn.
 
Thứ ba, các nghiên cứu về nhân tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trước đây đã bỏ qua hoặc không cho thấy tác động của chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu khi xem xét ảnh hưởng chất lượng của các khoản cho vay tới CAR. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy đây là nhân tố quan trọng, bởi Nợ xấu tác  động tới vốn của NHTM trên hai giác độ: (i) rủi ro tín dụng lớn hơn khiến NHTM phải có nhiều vốn tự có hơn để chống đỡ rủi ro, và (ii) nợ xấu không thu hồi được khiến cho vốn tự có của ngân hàng giảm đi do phải bù vào phần thâm hụt nguồn vốn; trong khi mức độ trích lập dự phòng rủi ro tăng làm lợi nhuận để lại giảm, do vậy mức độ tăng quy mô vốn tự có của ngân hàng bị giảm sút. Sau khi phân tích thực tế, số liệu thực nghiệp của luận án cho thấy đây là nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới an toàn vốn của các NHTM.
 
Thứ tư, bổ sung các nhân tố mà các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam chưa đề cập đến: CAR kỳ trước; lãi suất; tỷ giá; mức độ an toàn vốn toàn ngành. Kết quả cho thấy các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có thể giải thích được 78,94% sự thay đổi của CAR, điều này thể hiện mức độ chặt chẽ của các biến nghiên cứu. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Căn cứ vào định hướng phát triển hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và căn cứ vào kết quả nghiên cứu luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị: Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đối mặt với sự suy giảm mức độ an toàn vốn khá lớn do áp dụng cách tính tỷ lệ an toàn vốn mới theo Basel II. Dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động thuận chiều của các nhân tố tới an toàn vốn của NHTM, những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất mà các ngân hàng cần thực hiện sớm để có thể tăng tỷ lệ an toàn vốn là: tăng khả năng sinh lời, tăng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng khả năng thanh khoản, tiếp tục bán nợ xấu cho VAMC.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THESIS
 
The thesis topic: The determinants on capital adequacy of commercial banks in Vietnam
Major: Finance – Banking                                    
PhD Candidate: Tran Thi Lan Anh          
Supervivor: Associate Prof. Dr. Le Thanh Tam
Campus: National Economics University 
 
New contributions of the thesis in theoretical and empirical terms
 
The thesis studies the impact of micro and macroeconomic factors on capital adequacy of commercial banks with empirical case of Vietnam. Following are the contributions of the thesis:
 
First of all, discussing and systemizing the theoretical background and test with the empirical evidence of Vietnam in period 2008-2017 on determinants of the commercial banks’ capital adequacy: The micro factors have decisive impacts, while the macro factors have certain effects on the capital adequacy level of commercial banks.
 
Second, the unique micro factors showing the special characteristics of restructuring credit system in Vietnam since 2013  which has been added to the thesis is the level of bad debt sold to Vietnam Asset Management Company (VAMC). This factor is positively correlated with the banks capital adequacy. Selling bad debt to VAMC does not only helps banks to temporarily reduce bad debts on the balance sheet, but also creates opportunities for banks to continue focusing on customers who have the opportunity to overcome crisis, help customers handling old bad debts and continuing to maintain good credit relations with banks.
 
Previous studies on factors affecting capital adequacy of Vietnamese commercial banks previously ignored or did not show the impact of the bad debt when considering the quality of loans to CAR. However, the author sees this as an important factor, NPLs badly impacted on commercial banks capital at two aspects: (i) greater credit risk requested commercial banks to have more equity for buffering risks, and (ii) irrevocable bad debts lower the banks own capital as banks have to compensate for the funding losses; while provision for loan losses increased, badly reducing retained earnings, hence to bank equity
 
Finally, adding factors that previous studies on factors affecting capital adequacy of Vietnamese banks have not mentioned: CAR in the previous period; interest rate; exchange rate; capital adequacy level of the whole industry. The results show that the independent variables in the research model can explain 78.94% of the change in CAR, this shows the relationship of the study variables.
 
New findings for application of the research
 
Based on the orientation of developing the banking system in Vietnam and based on the results of the thesis research, some new solutions and recommendations are proposed:
 
Vietnamese commercial banks are facing a significant decline in capital adequacy level when Basel IIs regulation of new capital adequacy ratios are applied. Based on the research results on the positive impact of factors on capital adequecy of commercial banks, the most important and effective solutions for increasing the capital adequacy levels of banks are: improve profitability, increase provision for credit risk, enhance liquidity, and continue to sell bad debts to VAMC.