Nghiên cứu sinh Trần Thị Mai Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 03/05/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Mai Hoa, chuyên ngành Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư), với đề tài “Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”.
Thứ hai, ngày 02/04/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư)       
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Mai Hoa                           
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Minh; TS. Lê Tuyển Cử

Những đóng góp về học thuật và lý luận:

-    Trên cơ sở phân tích nội dung của đầu tư phát triển KCN, luận án đã xây dựng 4 nhóm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển KCN bao gồm: (1) Các tiêu chí chung; (2) Các tiêu chí đánh giá đầu tư kết cấu hạ tầng KCN; (3) Các tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN; (4) Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư khác.

-    Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, luận án đã xây dựng 2 mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN vùng kinh tế trọng điển Bắc Bộ

-    Luận án đã tìm ra một số bài học kinh nghiệm cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong hoạt động đầu tư phát triển KCN trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đầu tư phát triển KCN thành công của một số quốc gia Châu Á.

Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:

-    Thông qua nghiên cứu định tính, luận án rút ra nhận xét:

+ Hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: số lượng các KCN được thành lập và qui mô các KCN tăng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN có sự bứt phá rõ rệt tăng từ 18,84% năm 2010 lên 64,38% năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng mạnh…

+ Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng còn nhiều vấn đề tồn tại phải nghiên cứu giải quyết như: qui mô vốn còn ít chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý vì đang bị phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN chưa đồng bộ; cơ cấu đầu tư theo ngành nghề trong các KCN chưa hợp lý, thu hút các dự án đầu tư có trình độ công nghệ không cao, thu hút đầu tư để tạo các liên kết kinh tế trong KCN còn yếu; hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư bảo vệ môi trường KCN còn yếu.

- Thông qua nghiên cứu định tính và phân tích định lượng, nghiên cứu đã chỉ ra 7 nguyên nhân ảnh đến hoạt động đầu tư phát triển KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong đó, qui hoạch phát triển KCN và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển KCN có tác động mạnh nhất. Theo kết quả nghiên cứu, giả sử các yếu tố khác không đổi, KCN được đánh giá có qui hoạch đồng bộ sẽ thu hút được vốn đầu tư cao hơn so với KCN được đánh giá qui hoạch không đồng bộ là 88% với nguồn vốn nước ngoài và 42,5% đối với nguồn vốn trong nước. KCN được đánh giá có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút vốn đầu tư cao hơn so với KCN không có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn là 67,1% đối với vốn đầu tư nước ngoài và 43,6% đối với nguồn vốn đầu tư trong nước.

-  Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất bảy nhóm giải pháp đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm: (1) Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch đầu tư phát triển KCN; (2) Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển KCN; (3) Đa dạng hoá phương thức huy động vốn và tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; (4) Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN; (5) Tăng cường hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực; (6) Tăng cường hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường KCN (7) Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


NEW RESEARCH FINDINGS 
Dissertation: Investment for industrial zones development in Northern Vietnam key economic region
Major: Development Economics (Investment Economics)                
PhD candidate: Tran Thi Mai Hoa                                        
Supervisors: Dr. Nguyen Hong Minh; Dr. Le Tuyen Cu

Academic and theoretical contributions:

Based on the investment activities for the industrial zones (IZs), the thesis has developed 4 groups of criteria for assessing the results of industrial park development including (1) General indicators; (2) Indicators to evaluate the investment of infrastructure; (3) Indicators to evaluate the performance of enterprises in the industrial zone; (4) Indicators to evaluate other investment activities

Based on the literature review, the thesis has developed two models assessing the factors affecting the investment in infrastructure development of IZs and  the investment in the production development of enterprises in IZs in the Northern key economic region.

The thesis has also highlighted some implications for the Northern key economic zone in investment and development activities, withdrawn from the successful experiences of IZ investment of some Asian countries.

New research findings

- Through qualitative research, some assessments have been withdrawn as follows.

+ The investment in the development of the industrial zones in the northern key economic region has achieved many positive results such as an increase in the number of established industrial zones  and their scales, a breakthrough in disbursement rate of investment in production and business in the IZs, rising from 18.84% in 2010 to 64.38% in 2016. The industrial production value, export value of industrial goods, turnover of enterprises in the industrial zone also increased sharply, etc,.

+ However, the investment in the development of IZs in the northern key economic region also reveals the existing problems to be solved such as the capital funds has not enough to meet the development demand; the structure of capital sources is not reasonable with heavy weight put on foreign investment; unsystematic infrastructure investment in IZs; unreasonable structure of investment by industry in the IZs; only able to facilitate the low-technological investment projects, weak attraction to investment in creating economic link in the IZ; poor investment in human resource development and investment in environmental protection.

- Basing on qualitative and quantitative analysis, the study has identified 7 reasons affecting investment in developing IZs in the northern key economic region. All in all, the planning of industrial zones and the investment incentive policies to develop industrial zones are the most influential factors. According to the findings, the well – planned IZs will attract higher investment capital compared to the unsystematic IZs with 88% foreign investment and 42.5% domestic capital. IZs with attractive investment incentives will attract higher investment compared to those without preferential investment incentives (67.1% for foreign investment and 43.6% for domestic investment).

- From the research findings, seven groups of investment solutions for the development of industrial zones in the Northern key economic region have been proposed, including (1) improving the quality of investment planning for IZs; (2) improve the investment policy for IZ development; (3) Diversify the method of capital mobilization and increase investment in building infrastructure in the IZs; (4) strengthening investment promotion activities in IZs; (5) strengthening investment in human resources development; (6) strengthening investment activities in environmental protection of IZs. (7) Improving the state management of IZs.