Nghiên cứu sinh Trần Thị Phương Hiền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 08/07/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Phương Hiền, chuyên ngành Kế toán, với đề tài "Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội)".
Thứ bảy, ngày 07/06/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài : Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội)
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh           
Mã số : 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh : Trần Thị Phương Hiền         
Người hướng dẫn : GS.TS. Đàm Văn Nhuệ
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, thông qua phân tích so sánh các quan điểm về “năng lực”, luận án đã luận giải sự khác biệt giữa các thuật ngữ “năng lực” được sử dụng trên thế giới. Luận án cũng đã tổng hợp các quan điểm phân biệt quản trị và lãnh đạo, đúc kết vai trò của năng lực lãnh đạo đối với cương vị quản trị, điều hành nhằm giúp các nhà quản trị điều hành Việt Nam tránh nhầm lẫn và đánh đồng hoạt động quản trị và lãnh đạo là một để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Thứ hai, luận án kết hợp các lý thuyết về mô hình năng lực cá nhân, năng lực lãnh đạo, các lý thuyết về lãnh đạo để xây dựng và kiểm định mô hình phân tích ảnh hưởng của các yếu tố  cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu được đề xuất thích hợp với bộ dữ liệu khảo sát. Các giả thuyết đề ra được chấp nhận với mức độ tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp khác nhau, trong đó yếu tố “DO” – hành động lãnh đạo có tác động mạnh nhất, tiếp đến là yếu tố“BE” – tố chất lãnh đạo và cuối cùng là yếu tố “KNOW” – kiến thức lãnh đạo.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, kết quả khảo sát 419 CEO và 600 người “sát sườn” với đội ngũ CEO đó ở 419 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy đội ngũ CEO Việt Nam và đội ngũ “sát sườn” đều có “tiếng nói chung” khi đánh giá về tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo cũng như các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO. Tuy nhiên, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của bản thân đội ngũ CEO Việt Nam có khuynh hướng cao hơn đội ngũ “sát sườn”. Điều này cho thấy CEO cần phải quan tâm tới đánh giá về năng lực lãnh đạo của mình từ nhiều bên hữu quan để có được thông tin hữu ích nhằm củng cố, cải thiện năng lực lãnh đạo của mình.

Thứ hai, luận án đề xuất các giải pháp dựa trên ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã được xác định. Theo đó, để nâng cao năng lực lãnh đạo, đội ngũ CEO Việt Nam cần:

(1) Bồi dưỡng và rèn luyện các tố chất lãnh đạo được phát hiện trong nghiên cứu như: đạo đức, trách nhiệm, sáng tạo, nhạy cảm, linh hoạt, kiên định, khiêm nhường…;

(2) Trau dồi các kiến thức về lãnh đạo bằng cách tự học hoặc tham gia vào các khoá đào tạo ở các cơ sở đào tạo tại Việt Nam được thiết kế theo chủ đề như: nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành của CEO, nghề CEO hoặc đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các doanh nghiệp nước ngoài;

(3) Thể hiện có ý thức các tố chất và kiến thức lãnh đạo vào thực tiễn hành động lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp để nâng cao chất lượng hành động lãnh đạo của mình nhằm “chèo lái” doanh nghiệp thành công và phát triển lâu dài. Các hành động lãnh đạo được quan tâm cụ thể ở đây là: tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ, khuyến khích sự tham gia, chấp nhận thử thách, làm gương cho cấp dưới và truyền nhiệt huyết.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

FINDINGS AND CONTRIBUTIONS

Topic : Leadership competency of Vietnam CEOs ( research in Hanoi)
Major : Industrial and Construction Business Administration     
Code: 62.31.05.01
Doctoral candidate: Tran thi Phuong Hien    
Supervisor  : Prof. Dr. Dam Van Nhue

Academic and theoretical contributions

First, by summarizing and analyzing documents, the author explain the difference among the terms ”competency”, “capability”, “capacity”. The author  also explain the similar and difference between the terms “leadership” and “management”, emphasizing on the role of leadership competency for the manager to help them avoid confusion between leadership and management to manage the business more effective.

Second, the author combine theories of competency models, leadership competency and leadership to build and to test the impact level of components of Vietnam CEOs leadership competency to firm performance. The result of testing shows that the proposed research model fit the survey data and the basic argument and hypotheses are accepted. The degree of impact of identified factors on firm performance is different. Of those factors, DO- leadership actions impact the most and following are BE- leadership traits and KNOW- leadership knowledge.

Recommendations

First, the study results from 419 CEOs and 600 superiors and subordinates of those CEOs in 419 business in Ha Noi shows that they are all have “common ground” when evaluating the role of CEOs’ leadership competency and its components. However, the evaluation of CEOs tend to be higher than that of superiors and subordinates. This shows that CEOs need to concern about the evaluation on their leadership competency from other sides to have useful information to improve their leadership competency.

Second, the thesis proposes recommendations to improve Viet Nam CEOs’ leadership competency based on the above tested factors. By which, there are a number of solutions as following:

(1) Fostering and training the identified leadership traits in the research: ethical, responsible, creative, sensitive, flexible, consistent, humble… ;

(2) Gathering leadership knowledge through self – learning or attending in training courses by subject such as: improving CEO’s leadership and operation competency, CEO job,…having experiential learning in foreign business;

(3) Expressing leadership traits and knowledge on leadership actions consciously in order to operate the business successfully. The specific leadership actions are: inspiring a shared vision, enabling others to act, challenging the process, modeling the way and encouraging the heart.