Nghiên cứu sinh Trần Thị Thanh Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 23/07/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Thanh Hương, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012".
Thứ tư, ngày 22/06/2016

Đề tài luận án: Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2012
Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế) Mã số: 62310101
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Thanh Hương  
Người hướng dẫn: GS.TS. Phan Công Nghĩa

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án đã đề xuất được Hệ thống chỉ tiêu thống kê về cơ cấu kinh tế (CCKT) bao gồm 9 nhóm: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư (CCVĐT) theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động (CCLĐ) theo ngành kinh tế, cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (TPKT), CCVĐT theo TPKT, CCLĐ theo TPKT, cơ cấu GDP theo vùng lãnh thổ, CCVĐT theo vùng lãnh thổ, CCLĐ theo vùng lãnh thổ. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có một hệ thống chỉ tiêu thống kê độc lập về CCKT và cũng chưa có nghiên cứu nào đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê về CCKT một cách toàn diện trên cơ sở kết hợp cả theo tiêu thức phân tổ và theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán.

Luận án đã xây dựng được mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nông nghiệp bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng; đã xây dựng được mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ, CCVĐT theo cả ba phân tổ (ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ) đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội (NSLĐXH), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và GDP bằng phương pháp chỉ số; đã xây dựng được mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế đến GDP bình quân đầu người bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng.

Luận án đã bổ sung mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chỉ tiêu đầu vào (CCLĐ) đến GDP. Trong mô hình này, luận án bổ sung thêm hai nhân tố: năng suất lao động (NSLĐ) của nhóm ngành công nghiệp xây dựng (CNXD) và NSLĐ của nhóm ngành dịch vụ (DV). Các nghiên cứu trước đây (Nguyễn Thị Minh (2008), Nguyễn Thị Lan Hương (2012)) đã xây dựng mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chỉ tiêu đầu ra (cơ cấu GDP) đến GDP.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu:

Luận án đã phân tích được quá trình chuyển dịch CCKT của Việt Nam theo cả ba phân tổ (nhóm ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ), theo cả chỉ tiêu đầu vào (lao động, vốn đầu tư) lẫn chỉ tiêu đầu ra (GDP). Kết quả phân tích cho thấy, theo tiêu thức phân tổ, cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế chuyển dịch mạnh và tích cực nhất; theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán, chuyển dịch cơ cấu theo chỉ tiêu đầu ra (GDP) nhanh và tích cực nhất.  

Luận án đã lượng hóa được tác động của tỷ trọng lao động của nhóm ngành CNXD và nhóm ngành DV đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nông nghiệp bằng mô hình hồi quy dữ liệu mảng. Kết quả ước lượng cho thấy, tỷ trọng lao động của cả 2 nhóm ngành đều tác động tích cực đến tỷ trọng giá trị tăng thêm của nhóm ngành phi nông nghiệp của Việt Nam, trong đó tỷ trọng lao động của nhóm ngành DV có tác động mạnh hơn. Luận án đã lượng hóa được tác động của chuyển dịch CCLĐ, CCVĐT theo cả ba phân tổ (ngành kinh tế, TPKT và vùng lãnh thổ) đến tăng trưởng NSLĐXH, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và GDP bằng phương pháp chỉ số. Kết quả tính toán cho thấy, chuyển dịch CCLĐ theo cả ba phân tổ đều có tác động tích cực đến NSLĐXH và GDP của Việt Nam. Chuyển dịch CCVĐT theo cả ba phân tổ đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và GDP của Việt Nam. Luận án đã lượng hóa được tác động của chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế đến GDP và GDP bình quân đầu người bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng. Kết quả ước lượng cũng cho thấy, tỷ trọng lao động của cả 2 nhóm ngành CNXD và DV đều có tác động tích cực đến GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam, trong đó tỷ trọng lao động của nhóm ngành DV có tác động mạnh hơn. NSLĐ của cả 2 nhóm ngành CNXD và DV đều tác động tích cực đến GDP và GDP bình quân đầu người, trong đó NSLĐ của nhóm ngành DV có tác động tích cực hơn.

Luận án đã dự báo được CCKT của Việt Nam: đến năm 2020, tỷ trọng giá trị tăng thêm của 2 nhóm ngành CNXD và DV đạt 83,17%. Như vậy, để đạt được mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước đến năm 2020, tỉ trọng các ngành CNXD và DV chiếm khoảng 85% trong GDP. Các nhóm ngành kinh tế cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng tích cực.

Để đảm bảo nguồn số liệu trong phân tích CCKT và chuyển dịch CCKT theo vùng lãnh thổ, Tổng cục Thống kê cần sớm công bố số liệu về vốn đầu tư, lao động và GDP của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân tổ theo nhóm ngành kinh tế, TPKT; và để đảm bảo nguồn số liệu đáp ứng yêu cầu phân tích cơ cấu và chuyển dịch CCKT trong nội bộ từng ngành kinh tế, Tổng cục Thống kê cần sớm công bố số liệu về giá trị tăng thêm, vốn đầu tư và lao động chi tiết đến ngành kinh tế cấp 2 và cấp 3.

Tổng cục Thống kê cần đảm bảo tính nhất quán và thống nhất cách phân tổ của các chỉ tiêu biểu hiện CCKT. Cụ thể, với các chỉ tiêu vốn đầu tư, lao động và GDP cần được phân tổ chi tiết theo cùng một cấp độ (với ngành kinh tế chi tiết đến ngành cấp 1 và cấp 2; với TPKT chi tiết theo 5 thành phần).

Nội dung của luận án xem tại đây.

--------------

THESIS: STATISTICAL RESEARCH ON VIETNAM’S ECONOMIC STRUCTURE IN THE PERIOD OF 1986-2012
Major:Economics (Economic Statistics) Number Code:62310101
Doctoral Candidate: Trần Thị Thanh Hương
Academic Supervisor: Professor PhD Phan Công Nghĩa

Academic and theoretical Contributions

The thesis has provided System of statistical indicators on economic structure, including 9 groups: structure of GDP by economic sector, structure of capital investment by economic sector, structure of labor by economic sector, structure of GDP by type of ownership, structure of capital investment by type of ownership, structure of labor by type of ownership, structure of GDP by region, structure of capital investment by region, structure of labor by region. Currently, in Vietnam, there has not yet been an independent system of statistical indicators on economic structures nor research suggesting completely on types of economic structure based on classification criteria and by the criteria of being a basis for calculation.

This thesis has built up a model assessing the effect of changes in the structure of labor by economic sectors on the proportion of added value in non-agricultural sector, using data panel regression. This also provided a model assessing the effects of change in the structure of labor and the structure of investment of three classification criteria (by economic sector, type of ownership and region) on the growth of social labor productivity, the effective use of capital investment and GDP with index method; building the model accessing the effect of changes in the structure of labor by economic sector on GDP per capita by using panel data regression.

This thesis also has supplemented a model assessing the impacts of economy restructuring by input indicators (the structure of labor) on GDP. Besides, the model has also added two factors: labor productivity of construction industries and of service sectors. In the past, there were several researchers (Nguyen Thi Minh (2008); Nguyen ThiLan Huong (2012)) providing models assessing the impacts of economy restructuring based on output indicator (GDP composition) on GDP.

Conclusions and recommendations from the research results

This thesis analyzed the processes of economy restructuring in Vietnam by economic sectors, types of ownership and region, andby both input and output indicators (labor, capital investment and GDP). The analytical results has shown that, according to classification criteria, structure by economic sectors was the most significant and effective effect while calculation indicators criteria was the most significant and effective one (structure of GDP). 

This thesis has quantified the impacts of the labor proportion of construction industries and service sectors on the rate of added value of non-agricultural sector by using panel data regression. The estimation result has shown that: the proportions of labor in 2 sectors of industry and service have positive effect on the rate of added value of non-agricultural sector, in which the figure of service sector is more significant than this of construction industries sector. This thesis has also quantified the impacts of labor restructuring and capital investment restructuring by economic sector, type of ownership and region on the growth rate of social labor productivity, the effective use of capital investment and GDP with index method. Calculation results have shown that labor restructuring in three classification criteria had positive effects on the social labor productivity,GDP and the capital investment restructuring has negative effects on the effective uses of capital investment and GDP in Vietnam. This thesis also quantified the impacts of labor restructuring by economic sector on GDP and GDP per capita by using panel data regression The estimation results has shown that in Vietnam, the labor proportion of construction industries and service sectors had positive effects on GDP and GDP per capita, and the proportion of labor of service sector is more significant. The labor productivity of two sectors also had positive effects on GDP and GDP per capita, and the impacts of service sector were also more significant. 

This thesis also has provided prospects on Vietnam economy structures: By 2020, the proportion of added value of construction industries and service could reach to 83.17%. Therefore, in order to achieve the target of the Party and the government by 2020, the proportion of construction industries and service should dominate about 85% in GDP. All kinds of economic activities need to improve constantly their strengths to boost the economy restructuring positively. 

In addition, in order to ensure the data used in analyzing economy structure and economy restructuring by region, General Statistic Office need to disclose earlier the information on capital investment, labor and GDP of each province by economy sectors and type of ownership; and in order to ensure the date used in analyzing structure and economy restructuring in each kinds of economic activity, General Statistic Office also need to disclose earlier the information on the added value, capital investment and labor and more details to level 2 and level 3.

Last but not least, General Statistic Office should guarantee the consistency and uniform to classify indicators of economy restructuring, including indicators on capital investment, labor and GDP need to detail in the same level (with kinds of economic activity detailed to level 1 and level 2, with type of ownership divided into 5 components).