Nghiên cứu sinh Trần Thị Trúc bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 08/01/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Trúc, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam"
Thứ bảy, ngày 08/12/2018
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Tên đề tài: Tác động của di cư nội địa tới đời sống người cao tuổi Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Trúc
Người hướng dẫn: PGS. TS. Giang Thanh Long
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Từ cơ sở lý thuyết về tác động của con cái di cư lên đời sống của cha, mẹ già ở quê, luận án. cho biết con cái di cư có tác động lên đời sống của cha, mẹ ở quê ở các khía cạnh kinh tế (giảm nghèo, cải thiện điều kiện nhà ở của NCT); sức khoẻ (thể chất và tình thần); và xã hội (sự tham gia của NCT vào các tổ chức xã hội và nâng cao nhận thức qua các phương tiện thông tin đại chúng). Áp dụng mô hình hồi quy logistics với hai bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2012 và Điều tra về Người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2011, luận án đã tìm ra một số kết quả mới như sau:
 
(1) Con cái di cư nội địa tác động tích cực tới đời sống kinh tế của NCT Việt Nam ở khía cạnh giảm nghèo, cải thiện tình trạng nhà ở và nhà vệ sinh của các hộ gia đình có người cao tuổi. Luận án cũng chỉ ra rằng tiền gửi từ di cư nội địa làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập của các hộ gia đình có NCT;
 
(2) Con cái di tác động tích cực tới đời sống xã hội của NCT: những người cao tuổi có con di cư nội địa sẽ có điều kiện tốt hơn để tham gia các tổ chức xã hội, tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội của NCT Việt Nam;
 
(3) Con cái di không có tác động cụ thể tới sức khỏe của NCT – yếu tố cần được khai thác bằng dữ liệu theo thời gian.
 
Hạn chế; những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo:
 
Hạn chế chủ yếu của Luận án là chưa sử dụng được dữ liệu theo thời gian để đánh giá tác động có tính lan tỏa và đòi hỏi có sự quan sát trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ như tác động tới sức khỏe, tới sự tham gia thường xuyên, lâu dài vào các hoạt động xã hội của NCT…). Bản thân các dữ liệu hiện có cũng hạn chế việc phân tích của Luận án vì chúng không có thông tin chi tiết về mức tiền gửi và vì thế khó đánh giá tác động ở cấp độ cá nhân (cho NCT) thay vì ở cấp hộ như Luận án đã thực hiện. Vì vậy, rất cần những nghiên cứu tiếp theo để  đánh giá tác động của con cái di cư nội địa đến cá nhân người cao tuổi ở khía cạnh kinh tế, sức khỏe.
 
Luận án đưa ra một số giải phápnhư sau:  nhằm cải thiện đời sống kinh tế cho NCT gồm việc tạo điều kiện thuận lợi để người di cư có việc làm và thu nhập tốt, tạo điều kiện để NCT có việc làm và có chính sách an sinh tốt hơn cho NCT; nhằm cải thiện sức khỏe bao gồm việc nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân ở mọi lứa tuổi; vấn đề phát hiện, kiểm soát các bệnh mãn tính cho người dân, đặc biệt là NCT … ; nhằm nâng cao đời sống xã hội như tạo điều kiện tốt hơn để NCT được tham gia các tổ chức xã hội hay tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng.   
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------  
 
NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION
 
The title: Impact of internal migration on the elderly of Vietnam
Major: Economics
PhD Candidate: Tran Thi Truc          
Supervisors: Ass. Prof, PhD. Giang Thanh Long
Training Institution: National Economics University
 
New main theory contributions of the dissertation
 
From theoretical background on the impact of migration children on the life of the left-behind elderly, the dissertation proved that the migration children have an impact on the lives of their parents left behind in terms of economics (poverty reduction, improved housing conditions); health (physical and mental); and society (the involvement of the old in social organizations and accessingto the mass media). Applying the logistics regression model with the data of Vietnamese Household Living Standard Survey (VHLSS) in 2012 and the Vietnam Elderly Survey (VNAS) in 2011, the dissertation has found out some following new results:
 
(1) Domestic migrants have a positive impact on the economic well-being of the elderly in terms of poverty reduction, improved housing and toilets of the elderly households. The dissertation also shows that the remittance from internal migration makes the income inequality of EL households widened; 
 
(2) Domestic migrants have a positive impact on the social life of the left-behind elderly. Particularly, the elderly with internal migrants will have better conditions to join social organizations and access to mass media than the others; 
 
(3) No evidence have been found out on the effect of the migration children on the health of the elderly, which needs to be exploited by the long-term data.
 
Limitations, proposals drawn out from the research results and research orientation
 
The main limitation of is that due to lacking of the long-term data, the dissertation has not assessed the spillover effects of the internal migration on the elderly left behind, which requires the observation over a certain period of time (eg health effects or the regular, long-term participation in the social activities of the elderly ...). The existing data themselves also limit the analysis of the dissertation because they do not have detailed information on the level of remittance so it is difficult to assess its impact on the individual level rather than at the household level as the dissertation has done. Therefore, further research is needed to assess the impact of domestic migration children directly on the elderly in terms of economic and health.
 
The dissertation proposes some solutions as follows: to improve the economic life of theelderly including giving a favor conditions to migrants to have good jobs and income, creating conditions for the elderly to have jobs, as well as better social security policies for the elderly; Improving health including raising awareness of health care and protection for the people of all ages, especially the elderly ...; Improving social life by creating better conditions for the elderly to participate in social organizations or access to the mass media.