Nghiên cứu sinh Trần Tú Khánh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 20/04/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Tú Khánh, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
Thứ hai, ngày 20/04/2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý);
Mã số: 62.34.04.10 
Nghiên cứu sinh:  Trần Tú Khánh  
Người hướng dẫn: HD1: PGS.TS Mai Văn Bưu   HD2: GS.TS Hoàng Văn Hoa
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
- Luận án chỉ ra rằng trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất, và kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế, phân biệt với các loại hình khác như kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Như vậy, kinh tế trang trại bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất và các hoạt động kinh tế - xã hội có quan hệ, tác động tới môi trường tự nhiên, và do đó bao gồm ba khía cạnh cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường. 
 
- Luận án chỉ ra rằng sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, có thể phân thành 2 nhóm: i) Các nhân tố nội tại của từng trang trại (phương hướng kinh doanh, quy mô trang trại; vấn đề tổ chức và hoạt động của trang trại) và ii) các nhân tố bên ngoài tác động đến trang trại (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự tác động của quản lý vĩ mô, sự phối hợp của các cơ sở cung cấp dịch vụ…)
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
- Để đánh giá một chính sách kinh tế xã hội có thể sử dụng tổng hợp các tiêu chí khác nhau liên quan đến tính hiệu lực, tính hiệu quả, mức độ phù hợp và công bằng của chính sách. Luận án này áp dụng bộ tiêu chí hiệu lực để đánh giá chính sánh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững, cụ thể: (i) Về khía cạnh kinh tế: tốc độ tăng quy mô theo thời gian, thể hiện ở giá trị hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ; mức tăng lợi nhuận qua các năm. (ii) Về khía cạnh xã hội:  số lượng trang trại thay đổi qua các năm; mức tăng giá trị hàng hóa do khu vực trang trại sản xuất và tiêu thụ; mức tăng giá trị gia tăng của khu vực trang trại; tổng số việc làm được tạo ra trong khu vực trang trại; đóng góp của khu vực trang trại cho xuất khẩu; (iii) Về khía cạnh môi trường:  mức độ ảnh hưởng của trang trại tới môi trường …
 
- Luận án chỉ rõ các chính sách thành phần của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An có ba điểm mạnh: (1) các chính sách khá toàn diện, hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế trang tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An; (2) các chính sách đều thống nhất quan điểm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tỉnh và đã đưa ra các phương thức khá hữu hiệu để thúc đẩy thực hiện mục tiêu chính sách; (3) các chính sách đều có tính hiệu lực nhất định trong việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu của từng chính sách và góp phần thực hiện mục tiêu chung của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh theo hướng bền vững. Ba điểm yếu của các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Hiệu lực của từng chính sách còn thấp; tính khả thi chưa cao; tính đồng bộ trong hệ thống chính sách chưa đảm bảo. Luận đưa ra ba nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu là: Tư duy chính sách còn yếu; hoạch định chính sách còn mang tính chủ quan, thiếu nghiên cứu, luận chứng kỹ càng; Mức độ đáp ứng yêu cầu về nhận thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của đội ngũ chuyên gia, các nhà hành chính liên quan đến hoạch định và thực thi chính sách còn thấp, bộ máy chưa được chuyên môn hóa cao.
 
- Từ thực tế đó, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở Nghệ An, như: quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phải đảm bảo thời gian lâu dài, khoảng 20 năm, tránh quy hoạch chồng chéo gây khó khăn cho các chủ trang trại trong định hướng kinh doanh lâu dài; phát triển trang trại gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phù hợp với các quy hoạch chi tiết, gắn với phát triển vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh các sản phẩm phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản và xuất khẩu; phát triển hệ thống hỗ trợ kinh tế trang trại, bao gồm từ sản xuất đến dịch vụ cung ứng (giống, phân bón, bảo vệ thực vật, chế biến, bảo quản, lưu thông, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính .v.v.) đến tiêu thụ sản phẩm (hệ thống chợ, chế biến sản phẩm) và kết nối với thị trường vùng Bắc Trung Bộ, quốc gia và quốc tế./.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Thesis title: Development policy of farm economy towards sustainability in Nghe An province
Major: Economic Management (Management Sciences)
Code: 62.34.04.10 
Name of PhD student: Tran Tu Khanh
Supervisors: 1: Associate Prof. Dr. Mai Van Buu   2: Prof. Dr. Hoang Van Hoa
 
New contributions in terms of academic and theoretical aspect
 
- The thesis makes contributions towards systematizing, generalizing and clarifying the rationale, concepts, and characteristics of farm economy, the types of farm economy, the role and recognition criteria of farm economy, farm economy development towards sustainability, factors affecting the sustainable development of the farm economy, the farm economy development policy towards sustainability, and factors affecting the sustainable development policy of the farm economy.
 
- The thesis contributes to the research and summary of experiences in sustainable development policy of farm economy from some countries and some local areas, from which draws useful experience for the development of farm economy in Nghe An.
 
New findings and proposals drawn from the results of thesis’s research and survey 
 
Regarding the results of practical study of farm economy development policy towards sustainability in Nghe An:
 
- The thesis has collected, classified and systematized farm economy development policy of both central and local levels, creating an overall picture of the development of the farm economy in Nghe An in the period of 2000 - 2013. The thesis does not stop at policy introduction but has also shown the impact of each policy for the sustainable development of farm economy in Nghe An.
 
- The thesis has shown the fundamental weaknesses of farm development planning policy in Nghe An which include: (i) A lack of unified overall planning policy for farm economy development in Nghe An, which has made the development of the farm economy spontaneous, fragmented and inefficient. (ii) Low performance and effectiveness of these policies. Resources for developing the farm economy are inadequate, failing to meet the needs of farm economy development. (iii) Policies have not been made to ensure goals of the sustainable development of farm economy. 
 
These weaknesses have brought about negative impact on the implementation of policy objectives. Therefore, the thesis proposes a number of measures to complete farm economy development policy towards sustainability in Nghe An including: (1) Improving the overall planning, farm economy development planning; (2) Completing the policies on land, investment, credit for farm economy; (3) Improving policy on the research and application of scientific - engineering progress in agriculture in general and in farming in particular; (4) Completing  training policy of human resources for the development of the farm economy; (5) Improving policy on cooperation, linkage on production and business among farms and between farms with other economic organizations; (6) Improving policy on the consumption market for the farm economy’s products, supporting policy on farm economy and integrating farm economy development with other economic – social programs in the province; (7) Improving the policy on the protection of ecological environment, food safety and hygiene of farm economy.
 
- The thesis proposes some recommendations for the addition of policies to encourage and support sustainability development of farm economy in Nghe An to make use of their own  advantages.