Nghiên cứu sinh Vidavong Heuangmisouk bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 25/07/2018 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vidavong Heuangmisouk, chuyên ngành Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại), với đề tài "Phát triển xuất khẩu nông sản của nước CHDCND Lào trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN".
Chủ nhật, ngày 24/06/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Phát triển xuất khẩu nông sản của nước CHDCND Lào trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý thương mại Mã số: 62.34.01.21
Nghiên cứu sinh: Vidavong Heuangmisouk Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Về lý luận: Trên cơ sở lý thuyết về nông sản, xuất khẩu nông sản, luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận phát triển xuất khẩu nông sản của quốc gia trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế Asean. Cụ thể:

(1) Luận án đã chỉ rõ nội dung phát triển xuất khẩu nông sản trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong đó phân chia thành nội dung phát triển xuất khẩu nông sản theo chiều rộng (sự thay đổi về lượng) và nội dung phát triển xuất khẩu nông sản theo chiều sâu (sự thay đổi về chất). Đồng thời, luận án cũng đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản trong điều kiện hình thành AEC (tương ứng là hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản theo chiều rộng và hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản theo chiều sâu)

(2) Luận án chỉ ra bảy nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu nông sản của quốc gia thành viên trong điều kiện hình thành AEC, bao gồm: Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho phát triển sản xuất hàng nông sản xuất khẩu ; các quan hệ kinh tế quốc tế ; nghiên cứu triển khai và tăng năng suất trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu ; chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ chế biến hàng nông sản xuất khẩu; giá cả xuất khẩu hàng nông sản; khoa học công nghệ; lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản so với các quốc gia thành viên khác.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi tham gia vào AEC, phát triển xuất khẩu nông sản của nước CHDCND Lào có sự thay đổi theo hướng tích cực về kim ngạch xuất khẩu (Kim ngạch xuất khẩu tăng 3,67% so với trước khi tham gia vào AEC), xuất khẩu nông sản chủ lực theo mặt hàng (Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê tăng khoảng 5,35 triệu USD, rau quả tăng khoảng 2,31 triệu USD và gạo tăng khoảng 0,92 triệu USD so với trước khi tha gia vào AEC), xuất khẩu nông sản theo khu vực thị trường (Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á tăng khoảng 2,39 triệu USD, EU có sự gia tăng khoảng 2,46 triệu USD so với trước khi tham gia vào AEC)

Luận án cũng đã phân tích mức độ ảnh hưởng của AEC đến phát triển xuất khẩu nông sản của nước CHDCND Lào, các nhân tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến phát triển xuất khẩu nông sản của nước CHDCND Lào theo quan điểm của các doanh nghiệp/đơn vị xuất khẩu nông sản và theo quan điểm của nhà quản lý.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu nông sản của nước CHDCND Lào trong điều kiện hình thành AEC như giải pháp về nguồn hàng xuất khẩu, giải pháp về chính sách đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, giải pháp về thị trường xuất khẩu hàng nông sản, giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, giải pháp về khoa học công nghệ…

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
 
Disertation Title: Developing agricultural exports of Lao PDR in the condition of formation of ASEAN Economic Community
Major: Economics and Trade Management
Code:  62.34.01.21
PhD Candidate:  Vidavong Heuangmisouk     
Supervisors:     Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Xuan Huong
 
New contributions in terms of academics, theoritical 

In theory: On the basis of the theory of agricultural products, an agricultural export, the thesis focuses on clarifying the rationale for developing the countrys agricultural exports in the context of forming the ASEAN economic community, specific :

(1) The thesis has indicated the development of agricultural exports in the conditions of AECs formation, which is divided into the development content of agricultural exports according to the breadth (change in quantity) and content of agricultural exports in depth (change in qualitative). Simultaneously, the thesis has also developed a system of criteria for evaluating the development of agricultural exports in the context of the AECs formation (corresponding to the system of criteria for evaluating the development of agricultural exports on a breadth and depth scale.)

(2) The thesis identifies 7 groups of factors which affecting the development of agricultural exports of other member countries in terms of AEC formation. Including: Support policies of goverment for development of production and export of agricultural products; the international economic relations; research and increase productivity in the production of exports; development policy for small and medium enterprises to serve for processing of agricultural products for export; export prices of agricultural products; science and technology; competitive advantages in agricultural exports compared with other member countries.

New proposals drawn from research results

From research output  show that, after joining the AEC, the development of agricultural exports of Lao PDR has changed positively in terms of export turnover (export value increased by 3.67% compared to the previous when participating in the AEC), export of agricultural products mostly by commodities (export turnover of coffee increased by USD 5.35 million, fruit and vegetable increased by USD 2.31 million and rice increased by 0.92 million USD, compared to the previous when joining in the AEC), export of agricultural products by market sector (export turnover to Asian market increased about 2.39 million USD, EU increased about 2.46 million USD before joining the AEC)

The thesis also analyzes the impact of AEC on the development of agricultural exports of Lao PDR, factors that have a different impact on the development of agricultural exports of Lao PDR from the point of view of a leader (manager).

Based on the results of the study, the thesis also proposed groups of solutions to develop agricultural exports of the Lao Peoples Democratic Republic in the context of the formation of AEC as solutions for export sources, policy solutions for Agricultural export market, solutions on organization and management of export activities of agricultural products, solutions on science and technology...