Nghiên cứu sinh Võ Đức Việt bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 26/01/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Võ Đức Việt, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa- Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An"
Thứ tư, ngày 26/12/2018
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa- Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghiên cứu sinh: Võ Đức Việt
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề “Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa (DNN&V)”, tác giả luận án đã trả lời đầy đủ các câu hỏi đặt ra: Ảnh hưởng của môi trường thể chế, năng lực cho vay của NHTMCP và năng lực sử dụng vốn của DNN&V có tác động thế nào đến nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển của DNN&V? Làm thế nào để nâng cao tác động tích cực của hoạt động cho vay của NHTMCP đến sự phát triển của DNN&V?
 
Xuất phát từ đặc điểm cho vay đối với DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (CN&XD), các vấn đề đã được chỉ ra trong luận án bao gồm: khi hoạt động cho vay của NHTMCP đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ngân hàng và doanh nghiệp, khi ngân hàng quan tâm hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo lượng vốn vay với thời hạn nhất định để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thì hoạt động cho vay của NHTMCP sẽ có vai trò to lớn trong việc làm thay đổi quy mô, tốc độ tăng trưởng, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, cũng như nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD. Điều này chịu sự tác động của môi trường thể chế hoạt động cho vay, năng lực cho vay của NHTMCP, và năng lực sử dụng vốn vay của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả luận án đã chỉ ra rằng trong những năm qua hoạt động cho vay của NHTMCP đã có tác động tích cực đến sự phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thể hiện ở việc làm tăng quy mô và tăng tốc độ phát triển sản xuất của doanh nghiệp; thay đổi cơ cấu doanh nghiệp theo hướng các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng giảm, doanh nghiệp vừa có xu hướng tăng lên; nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh,nâng cao năng suất lao động, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP vàđóng góp chung vào ngân sách nhà nước của địa phương. Tuy nhiên, các khâu yếu hiện nay là quy mô vốn vay còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu ngành sản xuất CN&XD, chủ yếu cho vay ngắn hạn, chưa chú ý đến nhu cầu vay vốn để thay đổi cơ cấu ngành nghề và thay đổi công nghệ, cũng như nhu cầu vay vốn để đào tạo cán quản lý và người lao động của các DNN&V trong lĩnh vựcCN&XD.
 
Để khắc phục những khâu yếu trên đây tác giả luận án đề xuất: i)về môi trường thể chế cần chú trọng đến việc thực hiện quy trình, quy định cho vay, đặc biệt chú trọng công tác thẩm định dự án, đồng thời tăng cường phối hợp trong quản lý hoạt động cho vay; ii)Việc nâng cao năng lực cho vay của các NHTMCP cần tập trung vào các giải pháp huy động nguồn vốn cho vay của các NHTMCP, tăng quy mô cho mỗi khoản vay để vừa mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đào tạo nhân lực, ưu tiên cho vay để đổi mới kỹ thuật sản xuất,có các biện pháp giảm thiểu nợ xấu và xử lý nợ xấu; iii)  Đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD cần tập trung xây dựng  phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có sức thuyết phục, xây dựng báo cáo tài chính thật minh bạch để tạo niềm tin cho các ngân hàng; xây dựng quy trình thực hiện dự án, kế hoạch sử dụng vốn vay; nâng cao năng lực sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo thời gian trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ xấu; nâng cao khả năng quản lý nguồn vốn, tăng cường quản lý rủi ro nguồn vốn; đặc biệt chú ý đến nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp của các cấp quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------  
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Dissertation subject: Lending role of joint stock commercial banks in the development of small and medium enterprises - Research conducted in Nghe An province
Major: Political Economy
PhD student: Vo Duc Viet
Academic Supervisor: Prof. Dr. Mai Ngoc Cuong
Training Institution/(Training Agency): National Economics University
 
New theoretical contributions
 
This is the first study on "The role of lending activities of joint stock commercial banks (JSCBs) in the development of small and medium enterprises (SME)", the author of the thesis answered fully the question: What is the impact of the institutional environment, the lending capacity of JSCBs and the capital use capacity of SMEs in improving the role of commercial banks in lending to the development of SMEs? How to improve the positive impacts of lending activities of joint stock commercial banks to the development of SMEs?".
 
From the characteristics of lending to SMEs in the industrial and construction sectors (ICSs), the issues identified in the thesis include: when lending activities of JSCBs ensure the benefits of both banks and enterprises; when banks pay attention to guiding enterprises to use capital efficiently, and securing the amount of loan for a certain period of time in order to expand their production scale or renovating technologies and production processes, so that the commercial banks lending activities will play a big role in changing the size, growth rate and structure of enterprises as well as improving the quality and efficiency of production and business of SMEs in ICS. This is influenced by the environment of the lending institutions, lending capacity of JSCBs, and the capacity of using capital efficiently of SMEs in the industrial and construction sectors
 
New proposals drawn from research results
 
From the research experience, the author of the thesis has pointed out that in recent years, lending activities of JSCBs have had a positive impact on the development of SMEs in the field of ICSs in Nghe An province, reflecting in increase the scale and speed ofthe production of enterprises; changing the structure of enterprises in the direction as following:the number of small enterprises tend to reduce while that figure for medium enterprises follow the opposite trend; raising the quality and efficiency of production and business, raising labor productivity, creating more jobs, raising laborers incomes, boosting the business operation of the joint-stock commercial banks system and contributing to the state budget. However, the current weak point is that the size of loans is small, not meeting the requirements of the manufacturing industry, mainly for short-term loans, not paying attention to the need for loans to change the structure of the industry and technological change, as well as the need for loans to train managers and employees of SMEs in the field of ICSs.
 
In order to overcome the weaknesses mentioned above, the thesis author proposed: i) banks should pay attention to the implementation of lending procedures and regulations, with special focus on project evaluation, and at the same time increase coordination in the management of lending activities; ii) The improvement of lending capacity of JSBs should focus on solutions to mobilize lending capital of joint stock commercial banks, increase the size of each loan to both expand production and business, and create conditions for enterprises to train human resources, give priority to loans for technological production renewal, take measures to mitigate bad debts and handle them; iii) SMEs in the field of ICSs need to focus on building a business plan that is effective and persuasive, making transparent financial reports to create confidence for banks; elaborate the project implementation process and plan on the use of loan capital; raise the capacity of using capital for right purposes and with efficiency, ensure the repayment time, not let bad debts occur; improve the ability of capital management, strengthen the risk management of capital sources; pay particular attention to improving the skills and qualifications of managers and employees in the enterprise.