Nghiên cứu sinh Vũ Thị Ngọc Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 17/09/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Ngọc Lan, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 17/08/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng           
Mã số: 62.31.01.02
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Ngọc Lan        
Người hướng dẫn: GS.TS Cao Cự Bội   

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Luận án đã tiếp cận cấu trúc vốn từ các cấu thành của nó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đưa ra mô hình kinh tế lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói riêng, trong đó điểm mới là đã đưa vào mô hình và kiểm định ảnh hưởng của một số nhân tố đặc thù cho tính chất hoạt động và mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước như :

(i) Mức độ liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn;
(ii) Cấu trúc vốn chủ sở hữu.

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các giải pháp tái cấu trúc vốn các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với tư cách các doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước với các đặc thù so với tái cấu trúc vốn một doanh nghiệp độc lập.

(2) Về mặt phát triển lý luận, Luận án đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí cả định lượng và định tính để đánh giá một cấu trúc vốn là cấu trúc vốn tối ưu, bao gồm:

(i) Tối thiểu chi phí vốn của doanh nghiệp;
(ii) Phù hợp với khả năng quản trị rủi ro của doanh nghiệp;
(iii) Cấu trúc vốn có tính khả thi, từ đó xác định mục tiêu, phương thức và nội dung tiến hành tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án đánh giá thực trạng cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, chỉ ra những hạn chế của cấu trúc vốn hiện nay tại các doanh nghiệp (cấu trúc vốn chưa tối ưu thể hiện ở hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thấp, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tập đoàn), cũng như các nguyên nhân của những hạn chế đó. 

Trên cơ sở xây dựng hệ thống các quan điểm mang tính nguyên tắc, để thực hiện thành công quá trình tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, luận án khuyến nghị 4 nhóm giải pháp cơ bản đó là:

(i) Nhóm các giải pháp trực tiếp nhằm xác định cấu trúc vốn tối ưu cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
(ii) Nhóm các giải pháp hỗ trợ bao gồm các giải pháp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp và các giải pháp về quản trị doanh nghiệp;
(iii) Nhóm giải pháp tái cấu trúc Nợ (Nâng cao khả năng tiếp cận và đa dạng hóa các kênh huy động vốn vay dài hạn; Nâng cao “chất lượng” nợ của doanh nghiệp);
(iv) Nhóm giải pháp tái cấu trúc vốn chủ sở hữu (Xây dựng lộ trình “thoái vốn” Nhà nước một cách hợp lý; Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán nhằm giảm lệ thuộc vào vốn Nhà nước; “Lành mạnh” hóa vốn chủ sở hữu, giảm dần và tiến tới xóa bỏ “sở hữu chéo” giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn).

Để các giải pháp kể trên có thể thực thi có hiệu quả, luận án cũng đề xuất 4 giải pháp vĩ mô như những điều kiện tiên quyết để thực thi các giải pháp tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS 

Thesis subject:     Capital restructuring at Vietnam Oil and Gas Group
Major:             Banking – Finance           
Code: 62.34.02.01
PhD Candidate:     Vũ Thị Ngọc Lan
Supervisors:        Prof. Dr. Cao Cự Bội

New contributions on academic and theoretical terms

(1) The thesis has approached the capital structure from its component, identified the factors affecting the capital structure of the enterprises, and given the econometric model to identify factors affecting the capital structure of the enterprises under the State Economic Group in general and the enterprises under Vietnam Oil and Gas Group (PVN) in particular, in which its new point is taking in to the econometric model and inspecting the impacts of a number of factors specific for the model of the State Economic Group, such as:

(i) Relevance level to main business sector of the Group;
(ii) Equity structure.

This is an important theoretical basis to build solutions for capital restructuring at the enterprises under PVN as the enterprises under the State Economic Group with specific characteristics compared with capital restructuring at an individual enterprise.  

(2) In terms of theoretical development: The thesis has given a system of qualitative and quantitative criteria to access a capital structure to be optimal capital structure, including:

(i) Minimizing costs of capital of the enterprise;
(ii) Complying with risk management capacity of the enterprise
(iii) Feasible capital structure, from then determining the targets, methods and contents to conduct capital restructuring at the enterprises under the State Economic Group.  

New proposals drawn from research findings

The thesis accesses the situation of capital structure at the enterprises under PVN, indicates the limits of current capital struture at the enterprises (unoptimal capital structure reflected in operation efficiency of many enterprises under PVN is low, not commensurate with the potentials, strengths of the Group) as well as the reasons of those limits. 

On the basis of building the system of perspectives of principle to conduct capital restructuring process at the enterprises under PVN successfully, the thesis recommends 4 groups of solutions which are:

(i) Group of direct solutions to determine optimal capital structure at the enterprises under PVN;
(ii) Group of supporting methods including solutions impacting on factors affecting the capital structure of the enterprises and solutions for business management;
(iii) Group of debt restructuring solutions (Improve the accessibility and diversify channels to mobilize long-term loans; Improve the debt "quality" of the enterprise);
(iv) Group of equity restructuring solutions (Develop a roadmap of divesting the State’s capital reasonably; Improve accessibility the stock market in order to reduce dependence on the States capital sources; Make healthy the equity, gradually reducing and eventually eradicating “cross-ownership” between enterprises under the Group)

For the above solution to be implemented effectively, the thesis also proposes 4 macro solutions as the precondition for the exercise of capital restructuring solutions at the enterprises under PVN.