Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thúy Vân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 12/11/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Thúy Vân, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Quản lý rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 12/10/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng           
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Thúy Vân        
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đăng Khâm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Đề xuất ứng dụng cách tiếp cận tiên phong về quản lý rủi ro hệ thống dưới góc độ của các nhà quản lý thị trường tại Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay, cách tiếp cận của cơ quan quản lý nhà nước và của các nhà nghiên cứu vẫn là “systematic risk”. Khái niệm “systemic risk” nên được sử dụng thay cho “systematic risk” trong việc đánh giá các rủi ro có tính lan truyền và có thể gây ra tổn thất không chỉ đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán mà còn gây tổn thất cho toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế. Trên cơ sở cách tiếp cận này, NCS đề xuất các nội dung mới về quản lý rủi ro hệ thống, bao gồm: nội dung, mô hình, quy trình và công cụ quản lý.
 
Bên cạnh đó, dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, luận án đã tiên phong luận giải một cách có hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm: (1) Nhóm các nhân tố chủ quan, như: mô hình quản lý; nội dung quản lý; công cụ quản lý; quy trình quản lý; nguồn nhân lực chuyên trách; hệ thống thông tin; và (2) Nhóm nhân tố khách quan, như: cấu trúc bộ phận thị trường; hệ thông pháp luật; hoạt động của các tổ chức tự quản; nhận thức về vai trò trong hoạt động quản trị rủi ro; xu hướng sử dụng đòn bẩy; quy mô thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro hệ thống được đề xuất trên hai khía cạnh: mức độ phát triển và mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro hệ thống. Đây cũng là hệ thống tiêu chí đánh giá lần đầu được đề xuất đối với lĩnh vực nghiên cứu này tại Việt Nam.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Dựa vào các phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu sinh đã chỉ ra các nội dung quản lý rủi ro hệ thống đã và đang được thực hiện tại Việt Nam cũng như phân tích mức độ hữu hiệu của các biện pháp quản lý rủi ro hệ thống của cơ quan quản lý. 
 
Trên cơ sở phân tích các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống và điều kiện áp dụng trên giác độ của cơ quan quản lý thị trường, để ứng dụng đo lường rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu sinh đã đề xuất sử dụng mô hình giá trị chịu rủi ro có điều kiện CoVaR, phân tích theo phương pháp hồi quy phân vị. Các kết quả đo lường cho thấy, dựa trên công cụ định lượng, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán có thể: (i) Nhận diện rủi ro hệ thống của các chủ thể tham gia thị trường; (ii) Đo lường mức độ tác động của các chủ thể đến thị trường trong trường hợp gặp tổn thất; (iii) Xem xét và theo dõi sự biến động rủi ro hệ thống của từng công ty niêm yết; (iv) Có thể tiến hành xếp hạng rủi ro hệ thống đối với từng chủ thể hoặc theo nhóm ngành niêm yết.
 
Bên cạnh đó, một số khuyến nghị đối với Chính phủ được đề xuất nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt nhất các giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường thẩm quyền cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước và xây dựng ban chuyên trách nhằm quản lý và xử lý rủi ro hệ thống có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thị trường lan rộng sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
 
 
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Systemic risk management on Vietnam stock market
Specialization: Finance - Banking           
Full name of PhD student: Vu Thi Thuy Van
Supervisor: Assoc.Prof. Tran Dang Kham
Training institution: National Economics University 
 
New academic and reasoning contributions
 
The application of a new approach to the systemic risk management from the perspective of market regulators has been proposed. Nowadays, in Vietnam, the approaches of the state management agencies and researchers remain "systematic risk". The term "systemic risk" should be adopted in replacement of "systematic risk" in the assessment of risks that are contagious and may cause losses not only to market participants on the stock market but also to the entire financial system and economy. Based on this approach, the research student proposed the new contents on systemic risk management, including: content, model, procedure and management tools.
 
Besides, based on the qualitative research method, the thesis has pioneered in the systematic interpretation of the influencing factors on systemic risk management on Vietnam stock market, including: (1 ) Group of subjective factors, such as management model; management content; management tools; management procedure; specialized human resources; information system; and (2) Group of objective factors, such as: structure of market parts; legal system; operation of self-governing organizations; role awareness in risk management activities; tendency of using leverage; market size. The evaluation criteria of systemic risk management have been proposed from two aspects: the development level and the effectiveness of systemic risk management activities. This is also the new system of evaluation criteria for this research field.
 
New findings and proposals have been drawn from the research and survey findings of the thesis
 
Based on the analysis and assessment of the current situation of systemic risk management on Vietnam stock market, the research student pointed out the contents of systemic risk management that have been implemented in Vietnam as well as analyzed the effectiveness of systemic risk management measures conducted by managerial bodies.
 
On the basis of analyzing the systemic risk measurement methods and applicable conditions from the perspective of the market regulators, to apply the systemic risk measurement on Vietnam stock market, the research student has proposed that the CoVaR conditional value at risk model should be adopted and analyzed by the quantile regression method. The measurement results have shown that, based on the quantitative tools, the securities market regulators can: (i) Identify the systemic risks of market participants; (ii) Measure the impact of market participants on the market in case of loss; (iii) Review and monitor the systemic risk changes of each listed company; (iv) Conduct systemic risk rating for each market participant or listed industry group.
 
Furthermore, a number of recommendations to the Government have been proposed to facilitate the best implementation of solutions in which strengthening the authorities of the State Securities Commission and establishing the specialized boards to manage and handle systemic risks have been emphasized to possibly result in the risk of market crisis spreading to other sectors of the economy.