Nghiên cứu sinh Vũ Thùy Dương bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 05/02/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thùy Dương, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp May Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 05/01/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp May Việt Nam
Họ và tên NCS:    Vũ Thùy Dương               
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích              
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đã rút ra những điểm mới về vận dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá hiệu quả hoạt động (HQHĐ) trong các doanh nghiệp May Việt Nam. Cụ thể:

(1)    Xuất phát từ chiến lược phát triển của các doanh nghiệp May Việt Nam có quy mô khác nhau dẫn đến việc vận dụng Thẻ điểm cân bằng khác nhau. Đối với doanh nghiệp May Việt Nam quy mô lớn, các chỉ tiêu trong 4 khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng thể hiện chiến lược phát triển dài hạn. Còn Thẻ điểm cân bằng của các doanh nghiệp May Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ thể hiện chiến lược phát triển ngắn hạn.

(2)    Trong Thẻ điểm cân bằng tác giả vận dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp May Việt nam, yếu tố “Nhà cung cấp” mà tác giả đề xuất trong khía cạnh Quy trình nội bộ được các nhà quản lý đánh giá cao. Điều này cũng xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành may Việt Nam chủ yếu là gia công, nhập nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp. Chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và chi phí của nguyên vật liệu đầu vào cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh. Những điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp May Việt Nam. Cụ thể:

(1)    Luận án đề xuất giải pháp đối với các doanh nghiệp May Việt Nam để có thể vận dụng Thẻ điểm cân bằng đánh giá hiệu quả hoạt động: (1) Các DN May cần xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngành và sứ mệnh của doanh nghiệp;(2) Cần xây dựng và hoàn thiện tổ chức DN; (3) Nâng cao khả năng ứng phó của DN trước sự thay đổi của thị trường; (4) Tập trung cải thiện các yếu tố tác động đến quá trình ứng dụng thành công BSC; (5) Cần phổ biến rộng rãi kiến thức về BSC trong DN; (6) Theo dõi, đánh giá việc vận dụng BSC trong việc đánh giá HQHĐ; (7) Cần chú trọng đến vấn đề duy trì BSC trong DN.

(2)    Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các DN Việt Nam nói chung và các DN May Việt Nam nói riêng vận dụng BSC trong việc đánh giá HQHĐ.

Nội dung của luận án xem tại đây.

 

-----------

THE CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis topic: Applying the Balance Scorecard to evaluate the performance in Vietnamese garment enterprises
PhD student:    Vu Thuy Duong                
Major: Accounting, Auditing and Analysis      

New contributions in terms of academics, theory

From the research results of the thesis, the author has drawn new points on the application of the Balanced Scorecard (BSC) to evaluate the performance in the Vietnamese garment enterprises. Specifically:

(1)    Derived from the development strategies of Vietnamese garment enterprises of different sizes, which lead to the application of different balanced scorcard. For large-scale Vietnamese garment enterprises, the indicators in the four perspectives of the Balanced Scorecard represent a long-term development strategy. Balanced Scorecard of medium and small mills shows a short-term development strategy.

(2)    In the Balanced Scorecard, the author applies to assess the performance of Vietnamese garment enterprises. The "Supplier" factor proposed by the author in terms of internal processes is the managers highly appreciated. This also derives from the characteristics of Vietnams garment industry as the processing and import of raw materials from suppliers. The quality of inputs will affect the quality of production and the cost of input materials will also affect the cost of production. These things will affect the performance of the business.

New proposals from research results

Based on the research results of the thesis, the author has made suggestions to improve the efficiency of using the Balanced Scorecard to evaluate the performance of Vietnamese enterprises. Specifically:

(1)    The dissertation proposes solutions for Vietnamese garment enterprises so that they can apply the Scorecard to evaluate their performance; (1) The garment enterprises should develop a development strategy in line with the development strategy. (2) Needing to build and improve the organization of enterprises; (3) Improving the ability of enterprises to respond to changes in the market; (4) Focus on improving the factors that influence the successful application of the BSC; (5) It is necessary to widely disseminate knowledge about BSC in enterprises; (6) Monitoring and evaluating the application of BSC in the evaluation of the performance; (7) Attention should be paid to the maintenance of BSC in enterprises.

(2)    The State should have policies to support and encourage Vietnamese enterprises in general and Vietnamese garment enterprises in particular to apply BSC in the evaluation of performance.