NCS Đặng Xuân Phong bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 02/03/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Xuân Phong, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.
Thứ sáu, ngày 02/03/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị           
Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Đặng Xuân Phong           
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Phạm Quang Phan            2. PGS.TS Trần Việt Tiến.
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án chỉ ra rằng phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới là hoạt động nhằm phát triển không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội của khu vực cửa khẩu biên giới, dựa trên hoạt động nòng cốt là giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu, được đảm bảo bằng các cơ chế, chính sách, phương thức tổ chức, quản lý đặc thù, phù hợp với vùng biên giới.

Nghiên cứu tình hình cụ thể các cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Trung Quốc, luận án đã xây dựng khung khổ lý luận, phân tích nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới với hai bộ phận cấu thành cơ bản là

(1) Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu biên giới và

(2) Phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới.

Luận án đã xây dựng 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới là

(1) Các chỉ tiêu phản ánh không gian lãnh thổ về kinh tế;
(2) Các chỉ tiêu phản ánh xã hội tại khu kinh tế cửa khẩu và
(3) Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế tại khu kinh tế cửa khẩu.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên và Lai Châu, luận án đã chỉ rõ phát triển khu kinh tế cửa khẩu không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh mà phải biến các khu kinh tế cửa khẩu thành các đô thị vùng biên giới nhằm giải quyết đồng thời hai vấn đề:

1. Thúc đẩy phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu thương mại, phát triển du lịch, xúc tiến và thúc đẩy đầu tư, từng bước phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các vùng biên giới.

2. Phát triển xã hội tại các vùng biên, biến các cửa khẩu biên giới thành các vùng động lực, thành các tụ điểm dân cư đô thị của khu vực biên giới để bảo vệ biên cương, cùng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị của đất nước.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------

THE NEW COMMENTS OF THE THESIS

Title of Thesis: Development of Border – gate Economic Zones in Northern Vietnam in the condition of International Economic Integration
Sector: Political Economy                  
Code No: 62.31.01.01
PhD Student: Dang Xuan Phong              
Lecturer: 1. Prof.Dr. Pham Quang Phan           2. Prof.Dr. Tran Viet Tien.

The new contributions in terms of academic, theoretical

The thesis shows that development of Border-gate Economic Zone (BEZ) is the activities aiming to developing socio- economic territorial space in the border gate area, it is based on the core activities which are economic exchanges acrossing the border gate, guaranteed by the mechanisms, policies and methods of characteristic management, suiting to the border area.

To study the specific situation of the border gates in Northern Vietnam, adjacent to China, the Thesis has developed its theoretical framework, analyzed content to develop Border - gate Economic Zones (BEZs) with two basic components; which are (1) Development of spatial territory and population in BEZs; and (2) To develop economic exchanges acrossing border gates. The thesis has developed three groups of indicators to assessing  BEZs; they are (1) The spatial indicators reflecting the economic territory, (2) Indicators refeclecting social norms in BEZs; and (3) Indicators of economic development in BEZs.

The conclusions and recommendations learning from new research of the Thesis

Based on survey research in the seven Northern border provinces consisting Quang Ninh, Lang Son, Cao Bang, Lao Cai, Ha Giang, Dien Bien and Lai Chau, Thesis clearly shows out that BEZ development does not stop only in  trading import and export development, immigration, but it also to turn BEZs into urban areas in border region for addressing two issues simultaneously:

1. To promote economic development, exchange trade organizations, tourism development, promotion and investment promotion, step by step to develop industry, to transfere economic structures in border areas.

2. To develop society in border areas, to turn BEZs into the motivative areas, into the rendezvouses for the urban population of the border areas to defend the frontier, military strengthen and the maintenance of security of the country.