NCS Đào Văn Thanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 28/12/2013 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đào Văn Thanh, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 28/12/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế Đầu tư)        
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh: Đào Văn Thanh   
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Từ Quang Phương; 2. GS-TS. Nguyễn Khắc Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án phân biệt và làm sâu sắc thêm 8 kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI đối với các doanh nghiệp nội địa nói chung và đối với các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Trong đó có: Sáu kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều ngang (tác động tràn trong nội bộ ngành của FDI) như:

(1) Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;
(2) Trình diễn và các hiệu ứng bắt chước;
(3) Chuyển giao công nghệ và hoạt động nghiên cứu và phát triển trong cùng một ngành;
(4) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước trong cùng ngành;
(5) Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước trong cùng ngành để sản xuất sản phẩm;
(6) Học hỏi và bắt chước kỹ năng quản lý công nghiệp.

Hai kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều dọc (tác động tràn liên ngành của FDI) như:
(1) Tràn thông qua các mối liên kết ngược;
(2) Tràn thông qua các mối liên kết xuôi.

Luận án cũng chỉ ra tác động của hiệu ứng cạnh tranh của FDI đối với các doanh nghiệp nội địa.

Những phát hiện, đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu

Bằng việc áp dụng mô hình kinh tế lượng, theo 2 phương pháp: (i) bán tham số; (ii) ước lượng ảnh hưởng định và ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên, luận án chỉ ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy có tác động tràn tiêu cực của sự hiện diện của doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp trong mẫu. Điều này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến Horizontal trong mỗi doanh nghiệp. Kết quả này hàm ý rằng, sự hiện diện của doanh nghiệp FDI đã làm giảm năng suất tăng trưởng của các doanh nghiệp Dệt may trong nước do ảnh hưởng của hiệu ứng cạnh tranh.

Tuy nhiên, đối với từng nhóm doanh nghiệp có qui mô khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể:

(i) Đối với nhóm doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ thì chịu tác động khá mạnh của hiệu ứng cạnh tranh;

(ii) Với nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, tác động tràn là tích cực theo chiều dọc xuôi chiều và có tác động tràn tiêu cực theo chiều ngang. Các doanh nghiệp này sẽ phát triển và sản xuất theo chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất, nhưng chủ yếu tập trung vào cải thiện công nghệ và chất lượng sản phẩm;

(iii) Còn với nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn, thì không có tác động tràn theo chiều ngang và không có tác động tràn theo chiều dọc, không bị ảnh hưởng giảm quy mô sản xuất kinh doanh bởi doanh nghiệp FDI, đồng thời có thể chủ động được nguyên vật liệu, không phải hợp tác với các doanh nghiệp Dệt may FDI mà có thể trực tiếp hợp tác với công ty mẹ ở nước ngoài để mua nguyên vật liệu.

Luận án đề xuất 6 quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI vào các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam, trong đó nhấn mạnh 3 quan điểm đột phá, là:

(i) Phải sàng lọc các dự án FDI, lựa chọn, không thu hút FDI bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án;

(ii) Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thuộc các công ty đa quốc gia lớn của thế giới vào Việt Nam và

(iii) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm tra doanh nghiệp FDI.

Trên cơ sở đưa ra 3 quan điểm đột phá đó, Luận án đưa ra hệ thống các giải pháp sau:

(1) Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực và

(2) Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực do FDI mang lại cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam...
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Thesis title: FDI spillover effects on Vietnam textile enterprises
Major: Development Economics (Investment Economics)        
Code: 62.31.05.01
PhD candidate: Dao Van Thanh 
Supervisors:    1. Associate Prof. Dr. Tu Quang Phuong    2. Prof. Dr. Nguyen Khac Minh

New contributions in term of education and theory

The thesis distinguishes and emphasizes 8 channels through which FDI spillover effects on domestic enterprises in general and textile enterprises in particular. The thesis has pointed six channels transfer FDI spillover effects horizontally (i.e. spillover effects within an industry):

(1) creating competition urging domestic enterprises to increase their business performances;
(2) Presenting and Imitating;
(3) Technological transfer and Research and Development activities within one industry;
(4) Investing and developing human resources, and shifting workforce between FDI enterprises and domestic ones;
(5) Connecting FDI and domestic enterprises in one industry;
(6) Learning industrial managerial skills;

In addition, there are two channels transferring FDI spillover effects vertically (i.e. inter-industry FDI spillover effects): spillover effects through backward linkages and spillover effects through forward linkages.

New findings and recommendations

By applying the econometric model, the two methods: (i) sale of parameters, (ii) the estimated effect and random effect estimates, the thesis shows experimental evidence for that have negative spillover effects of the presence of FDI firms in the sample of firms. This is reflected in the negative coefficients and statistical significance of each variable in the Horizontal DN. This result implies that the presence of FDI firms have reduced productivity growth of domestic firms Textile due to competitive effects.

However, for each group of enterprises of all sizes will have different effects. Specifically:

(i) For the group of micro-scale enterprises are strongly influenced by the effect of competition;

(ii) The group companies are small and medium scale, the spillover effect is positive vertically down dimensional and have a negative spillover effect horizontally;

(iii) as for large-scale enterprise group, there is no horizontal spillovers and no vertical spillover effects, are not affected downsize business by FDI enterprises, can simultaneously be active materials, not to cooperate with companies that may Textile FDI direct cooperation with overseas parent companies to buy raw materials.

Take advantage of the views of spillover effects and limit the negative spillover effects of FDI into Vietnam Textile companies, which emphasizes the breakthrough point 3, that:

(i) must be screened FDI projects, selection, no FDI at all costs, technology factors have placed top and requires a commitment to technology transfer relevant to each sector and projects,

(ii) attract Priority foreign investors in the worlds largest MNCs in Vietnam and

(iii) enhance the sound, and post-test inspection FDI enterprises.

On the basis of 3 break point, the thesis offers systems solutions following:

(1) Group solutions utilize positive spillover effects and

(2) limited Solutions, preventive impact negative spill brought by FDI enterprises Textile Vietnam.

At the same time, the thesis proposes a number of recommendations for Government, Vietnam Textile and Garment association.