NCS Hoàng Thị Lan Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 04/02/2013 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Thị Lan Hương, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020".
Thứ hai, ngày 04/02/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng           
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Lan Hương      
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo      2. TS Ngô Chung

Đóng góp mới về học thuật và lý luận
(a) Luận án đưa ra quan điểm mới về một chính sách tỉ giá hoàn thiện: đó là khi chính sách tỉ giá đạt mục tiêu đảm bảo cân bằng nội, cân bằng ngoại, kết quả dự báo sát với thực tế, quyết định đưa ra chủ động, thống nhất, có căn cứ.

(b) Áp dụng phương pháp phân chia chế độ tỷ giá thành các giai đoạn và sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô chính để phân tích, luận án so sánh chính sách tỉ giá của Việt Nam với Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Malaysia, và Singapore. Phương pháp này cho phép nghiên cứu toàn diện hơn những thành công, thất bại trong việc thực hiện chính sách tỉ giá của các nước.

(c) Khác với các nghiên cứu trong nước trước đây, luận án bổ sung biến “Chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu” vào mô hình phân tích. Điều này cho phép phản ánh rõ nét hơn tác động của tỷ giá tới giá cả hàng hóa ở thị trường nội địa.

(d) Trong tính toán tỷ giá thực đa phương, khác với một số nghiên cứu trước (lấy 1999 là năm gốc, số quốc gia được lựa chọn là 19 hoặc ít hơn), luận án lấy 2005 làm năm gốc, đưa 20 quốc gia lựa chọn vào rổ tiền tệ trong đó bổ sung Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan, do đây là ba đối tác ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Với tỷ trọng thương mại thay đổi theo từng quý, không cố định theo năm gốc, phương pháp tính tỷ giá thực như vậy cho phép cập nhật và phản ánh trung thực hơn tình hình thực tế.

(e) Luận án điều chỉnh hệ số co giãn cầu xuất nhập khẩu với số liệu cập nhật (năm gốc 2005 thay vì 1999 như các nghiên cứu trước đây). Ngoài biến độc lập “tỷ giá”, hàm cầu xuất nhập khẩu được bổ sung “chỉ số giá xuất nhập khẩu” & “thu nhập thực tế”, giúp phản ánh rõ nét hơn những tác động ngoài tỷ giá tới quy mô xuất nhập khẩu.

(f) Luận án phát triển lý luận về Bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương với trọng tâm là mối quan hệ tài sản nước ngoài – nợ nước ngoài. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ thống về vấn đề này.

Kết luận và đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

(a) Hướng tới mục tiêu của Nhà nước về cân bằng cán cân thương mại tới 2020, luận án đề xuất việc neo tỷ giá với rổ tiền tệ vào 2014 và tiến tới thả nổi tỷ giá vào 2018; khi lựa chọn đồng tiền trong rổ cần xem xét nợ nước ngoài của Việt Nam và lạm phát nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu gắn với quốc gia nào, để tập trung nghiên cứu mức độ rủi ro của quốc gia đó.

(b) Luận án đề xuất tự do hóa tài khoản vốn chỉ được tiến hành khi ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện chuyển đổi chế độ tỷ giá, do dự trữ ngoại hối mỏng, thị trường ngoại hối và hệ thống ngân hàng chưa thực sự vững mạnh.

(c) Luận án đề xuất NHNN không phá giá nội tệ; nới rộng biên độ, dừng việc hạ lãi suất tiền gửi ngắn hạn ở 8%/năm trong 2012 để tránh sự náo loạn của thị trường khi cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng.

(d) Luận án đề xuất với Quốc hội giao Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về tiền tệ, đặc biệt cần quan tâm tới chỉ tiêu “tự do hóa tài chính”.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

(a) Hệ số co giãn cầu xuất nhập khẩu có cơ sở trở thành một chỉ số tin cậy cho việc hoàn thiện chính sách tỷ giá của Việt Nam.

(b) Hiệu ứng tác động của tỷ giá tới Bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương có thể thu hút được sự quan tâm của Chính phủ và NHNN về việc phải cân nhắc sự đánh đổi giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ, cần tiếp tục nghiên cứu

(a) Lộ trình tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam với các bước đi và cách làm cụ thể.

(b) Nghiên cứu sự khác biệt về hiệu ứng trung chuyển của tỷ giá trước và sau khi chuyển đổi mô hình.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION

Topic: Improving The Exchange Rate Policy in Vietnam for the period 2010 – 2020
Major: Economics of Banking - Finance               
Code: 62.31.12.01
Research student: Hoang Thi Lan Huong               
Instructors:     1. A/Prof. Nguyen Thi Thu Thao            2. PhD. Ngo Chung

New academic and theoretical contributions

(a)    The thesis provides a new point of view of an effective exchange rate policy, which guarantees the internal balance, external balance, accurate forecast, and reliable, consistent and active decisions as well.

(b)    Dividing the exchange rate regime (ER) into different periods and using macro economics ratio, the thesis compares Vietnam’s ER with those of China, Thailand, Indonesia, Malaysia, and Singapore. This method allows the author to analyze success and failure in implementing the ER in these countries in more details.

(c)    Unlike previous researches, the thesis  adds one new variable, i.e “Index of importing product”, for analyzing the model. This method helps to show impact of exchange rate on domestic’s consumer price more obviously.

(d)    When calculating multilateral real exchange rate, unlike previous studies (with the base year of 2005 and the number of selective countries is 19 or less), the thesis chooses 2005 to be the base year with 20 countries in the basket of currency. Singapore, South Korean and Thailand are added into this basket since they have been becoming important partners of Vietnam. With dynamic weight of commercial trade, this method allows the thesis to update and analyze the real situation in a more accurate manner.

(e)    Based on update data, the thesis adjusts the elasticity coefficient of import and export demand. Besides the independent variable “exchange rate”, “import and export price index” and “real income” which will reflect more clearly non-exchange-rate impacts on scale of import and export are also added to the model.

(f)    The thesis develops the theory of Central Bank’s Balance Sheet, focusing on the relationship between foreign assets and foreign liabilities. There has not been any systematic research relating to this issue in Vietnam.

Conclusions and recommendations

(a)    In order to attain the target of balancing Vietnam’s trade account in 2020, Vietnam dong should be pegged to a basket of currency in 2014, and floated in 2018. When selecting the basket, the Government needs to consider countries from which Vietnam’s foreign debt and the import of inflation into Vietnam stemmed, so as to focus on evaluating risks of those countries.

(b)    The thesis suggests to liberalize capital account only when the State Bank of Vietnam changes the ER , due to low foreign reserves and weak foreign currency market as well as weak banking system.

(c)    The thesis recommends the State Bank of Vietnam not to devaluate the domestic currency. Instead, it should widen the exchange rate boundary, and stop the deposit interest rate at 8%/year in 2012 in order to avoid the disruption of the market (when supply and demand of foreign currency become stressful).

(d)    The thesis suggests The National Assembly assign the National Financial Supervisory Commission to establish a currency warning system.

Feasibility

(a) The elasticity of import & export demand could be a confident criterion in order to improve the ER of Vietnam.

(b) The Government and the State Bank of Vietnam should pay attention to the impact of exchange rate on the Central Bank’s Balance Sheet in order to assess the trade-off between fiscal policy and monetary policy.

Open issues

(a) Liberalization process of capital account in Vietnam in more detail is needed.
(b) Difference of the effect on exchange rate fluctuation before and after changing the ER.