NCS Khuất Duy Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 15/06/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Khuất Duy Tuấn, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài "Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 15/06/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam.
Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng         
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh:  Khuất Duy Tuấn                        
Người hướng dẫn:  1. GS.TS Nguyễn Văn Nam     2. TS Nguyễn Danh Lương

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Nghiên cứu điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi, luận án đã chỉ ra ba đặc điểm bổ sung trong việc điều hành chính sách tiền tệ đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, liên quan đến

(i) năng lực và vị trí của ngân hàng trung ương;
(ii) Các công cụ của chính sách tiền tệ và
(iii) Hệ thống các tổ chức tín dụng nơi chuyển tải chính sách tiền tệ.

Luận án đã phân tích và đưa ra phương pháp tiếp cận lấy lạm phát làm mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tìm ra ngưỡng lạm phát hợp lý với điều kiện nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi tương tự như Việt Nam.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:

Luận án đã khẳng định lạm phát ở Việt Nam thời gian qua bắt nguồn từ 3 nguyên nhân đó là: lạm phát do cầu kéo; lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do tiền tệ. Song lạm phát do tiền tệ vẫn là nguyên nhân cơ bản.

Luận án đưa ra quan điểm điều hành chính sách tiền tệ không thể thực hiện đa mục tiêu mà phải thực hiện kiên định lấy kiểm soát lạm phát làm mục tiêu tiêu cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ.

Luận án đề xuất phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm giúp kinh tế Việt Nam đạt được mức độ lạm phát hợp lý và tăng trưởng cao không chỉ về mặt con số mà còn cả về chất lượng.

Luận án cho rằng trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát thì phương pháp tiếp cận lấy lạm phát làm mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ là hiệu quả đối với nền kinh tế Việt Nam. Phương pháp tiếp cận mới này sẽ phá vỡ cơ chế điều hành chính sách tiền tệ truyền thống hiện nay, vì khi lấy tỷ lệ lạm phát làm mục tiêu duy nhất và trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ thì các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đều phải tập trung và hướng vào mục tiêu duy nhất đó. Trên cơ sở tìm ra ngưỡng lạm phát hợp lý cho Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, trong đó những điểm bao gồm:

(i) Đối với chính sách lãi suất nên chọn lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng làm mục tiêu điều hành;

(ii) đối với chính sách tỷ giá dựa trên cung cầu thị trường có sự điều tiết của nhà nước;

(iii) giải pháp hoàn thiện công cụ dự trữ bắt buộc, mở rộng cơ sở tính dự trữ bắt buộc,điều chỉnh kỳ tính dự trữ bắt buộc và kỳ duy trì dự trữ bắt buộc, trả lãi suất hợp lý cho tiền gửi dự trữ bắt buộc...;

(iv) phối hợp nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ;

(v) Nâng cao chất lượng dự báo diễn biến tiền tệ … và một số các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of the thesis: Management of inflation-targeting monetary policy in Vietnam’s economic transition process
Speciality: Economics – Finance – Banking       
Code: 62.31.12.01
Postgraduate: Khuat Duy Tuan         
Instructing teachers: 1. Prof. PhD Nguyen Van Nam    2. PhD Nguyen Danh Luong

New contributions about learning, argument

In researching the management of inflation-targeting monetary policy in Vietnam’s economic transition process, the thesis indicates three additional characteristics in managing monetary policy in, relating to

(i) capacity and position of the Central Bank;
(ii) tools of monetary policy and
(iii) system of credit organizations where the monetary policy is transferred.

The thesis has analyzed and brought out the method of approach on the basis of taking the inflation as an objective of managing monetary policy in economic transition process to seek an inflation threshold sensible for Vietnam’s economic condition and economies in the transition process similar to Vietnam.

Conclusions, new proposals inferred from research results:

The thesis affirms that Vietnam’s inflation during the past time is originated from 3 causes including: demand-pull inflation, cost-push inflation and monetary inflation. However, monetary inflation is still a basic cause.

The thesis states opinions that the management of monetary policy may not implement multi-objectives, but implement in a consistent way on the basis of taking the inflation as a basic objective in managing monetary policy.

The thesis proposes the close, synchronous coordination among between monetary policy, fiscal policy and other macro-economic policies to help Vietnam’s economy to obtain a reasonable rate of inflation and high growth not only in quantity but also in quality.

The thesis asserts that during the management of inflation-targeting monetary policy, the method of approach taking the inflation as an objective in managing monetary policy is effective to Vietnam’s economy. This new method of approach shall break through the traditional mechanism of managing monetary policy nowadays, because when taking the inflation rate as a sole and direct objective in managing monetary policy, tools for managing monetary policy must focus on and aim at such sole objective. On the basis of seeking a inflation threshold reasonable for Vietnam, the thesis proposes a number of specific solutions to the management of monetary policy in the economic transition process including:

(i) for interest rate policy, the inter-bank short-term interest rate should be chosen for the management objective;

(ii) for exchange rate policy based on the market supply and demand with the State’s regulation;

(iii) solution to improve compulsory reserve tools, expand the base for calculating compulsory reserve, adjust the period of calculating compulsory reserve and the period of maintaining compulsory reserve, pay reasonable interest rate to compulsory reserve deposits…;

(iv) coordinating to improve the efficiency of monetary regulation;

(v) improving the quality of forecasting monetary developments…and some supplementary solutions to enhance the efficiency of managing inflation-targeting monetary policy in Vietnam’s economic transition process