NCS Nguyễn Lê Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 14/10/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Lê Anh, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 14/10/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
Chuyên ngành:   Kinh tế học (Thống kê kinh tế)                
Mã số:              62.31.03.01
Nghiên cứu sinh:    NGUYỄN LÊ ANH     
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS BÙI ĐỨC TRIỆU     2. PGS.TS. BÙI HUY THẢO

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1)  Luận án đề xuất bổ sung thêm một số chỉ tiêu về khách du lịch nội địa nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch hiện có, đó là: số lượt khách du lịch nội địa, số ngày khách du lịch nội địa, kết cấu khách du lịch nội địa và số chuyến đi bình quân một khách du lịch nội địa.

(2)  Luận án đề xuất và thiết kế phương án điều tra, tổng hợp các chỉ tiêu về khách du lịch nội địa từ hộ gia đình ở Việt Nam. Cụ thể gồm các vấn đề:

- Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi, đơn vị điều tra
- Xác định nội dung điều tra và thiết kế bảng hỏi
- Xây dựng lược đồ điều tra có tính khả thi được thực hiện với 2 pha
- Xây dựng quy trình xử lý, tổng hợp và tính toán suy rộng kết quả điều tra

Những kết luận đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số đề xuất về công tác thống kê và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam như sau:

- Cần sớm nghiên cứu triển khai điều tra hộ gia đình để xác định số khách và số lượt khách du lịch nội địa, cơ cấu và đặc điểm của bộ phận khách này theo phương án luận án đề xuất.

- Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê cần phối hợp, thống nhất và hoàn thiện các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch hiện có về phương pháp và địa điểm tiến hành điều tra để đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu. Thực hiện định kỳ hàng năm các cuộc điều tra chọn mẫu chi tiêu của khách du lịch làm cơ sở cho việc tính doanh thu xã hội từ du lịch, một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.

- Xây dựng và phổ biến các phương pháp phân tích thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch (đã được trình bày trong luận án) và coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, cần làm của cán bộ thống kê không chỉ ở ngành thống kê mà cả ở ngành du lịch và các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch.

- Xây dựng hệ thống thông tin thống kê đồng bộ ở các cấp nhằm cung cấp kịp thời những phân tích làm căn cứ cho việc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch.

Nội dung của luận án xem tại đây.

 

----------------

 

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis name: Statistical measures of business performance of tourism in Vietnam
Major of study: Economics (Economic Statistics)
Code: 62.31.03.01
Student researcher:  NGUYEN LE ANH
Instructors:  1. Associate Prof., Dr. BUI DUC TRIEU     2. Associate Prof., Dr. BUI HUY THAO

Academic and Theoretical Contributions

(1) The thesis proposes some additional indicators of domestic tourists in order to bring perfection to the current system of statistical indicators of tourism outcome, such as the number of domestic tourists and person-days, the structures of domestic tourists and the average number of trips taken by one domestic tourist.

(2) The thesis proposes and designs a survey plan which helps synthesize the targets of household tourists in Vietnam, which includes:

- Identify purpose, audience, scope and unit of survey
- Define contents and design questionnaires of survey
- Develop a feasible and simplified survey scheme of two phases
- Build a plan for processing, summarizing and extrapolating survey results 
 

Conclusion and recommendations drawn from the research results

Based on the research results, the thesis puts forward some recommendations on the statistical work and measures of improving the performance of Vietnams tourism as follows:

- Prioritize surveys on households to determine the number of domestic tourists and the trips taken by each of them and the structure and characteristics of domestic tourists as earlier proposed in the thesis.

- The General Department of Tourism and the General Statistics Office should seek coordination and agreement in surveys on spending power of the current tourists and on methods and locations of survey to ensure consistency of data. These two organizations should also perform annual surveys on tourists’ spending to produce a basis for computing social revenue from tourism, an important indicator reflecting results of the tourism business.

- Develop and disseminate methods of statistics and analysis of tourism outcome (as presented in the thesis) and set them as regular tasks to the staff of statistics not only in the statistics industry but also in the tourism industry and other organizations involving in travel business.

- Set up a synchronic system of statistical information for all levels so that analysis can be produced timely to assist the administration and management of tourism.