NCS Nguyễn Thị Hoài Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 09/11/2012 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hoài Phương, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài "Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 09/11/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng                          
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoài Phương           
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà       2: TS. Đào Minh Phúc

Những đóng góp mới về mặt lý luận

Nếu các nghiên cứu trước mới chỉ đề cập đến việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu thì nghiên cứu sinh đã đưa ra quy trình quản lý nợ xấu mang tính khoa học, đầy đủ hơn so với quy trình hiện tại. NCS đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Bởi vậy trong quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ sung cách thức đo lường nợ xấu như thế nào. Cụ thể:   

Thứ nhất: Các ngân hàng phải ước lượng được xác suất vỡ nợ của khoản vay, từ đó xác định với xác suất vỡ nợ như thế nào thì được coi là nợ xấu.

Thứ hai: Các ngân hàng phải xây dựng quy trình và tổ chức đo lường tổn thất  của nợ xấu, để từ đó có cách ngăn ngừa và xử lý thích hợp, phải tính được EL: tổn thất dự kiến và UL: tổn thất ngoài dự kiến thông qua 3 cấu phần rủi ro cơ bản là: PD: Xác suất vỡ nợ của khoản vay, LGD: Mức tổn thất khi vỡ nợ, EAD: Số dư nợ vay).

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Xuất phát từ những hạn chế trong thực trạng quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án đã đưa ra những đề xuất mới. Cụ thể:

Thứ nhất: Nhanh chóng thay thế Quyết định 493/2005 và Quyết định 18/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản hiệu lực khác nhằm khắc phục những bất cập trong hai Quyết định trên. Trong đó quan trọng nhất là phải thống nhất phương pháp, nội dung quản lý nợ xấu.
Thứ hai: Khác với các nghiên cứu trước, nghiên cứu sinh đã chứng minh rằng việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại phân loại nợ thành 5 nhóm như hiện nay là chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro tín dụng. Do đó NCS đề xuất việc phân loại nợ thành 10 nhóm, tương ứng với 10 mức trích lập dự phòng  tổn thất từ 0% đến 100% .

Thứ ba: Nghiên cứu sinh khẳng định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tổng thể là mô hình hiệu quả trong việc quản lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Khác với các nghiên cứu trước cho rằng chỉ có các ngân hàng lớn với tiềm lực tài chính mạnh mới có thể áp dụng mô hình này, Nghiên cứu sinh đã chứng minh rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện có quy mô hoạt động nhỏ, năng lực tài chính yếu vẫn hoàn toàn có thể áp dụng mô hình, dựa trên việc xây dựng các liên kết về mặt công nghệ, thông tin và quản trị để đảm bảo đáp ứng các điều kiện vận hành của mô hình.

Thứ tư: Trong tiến trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bên cạnh việc hợp nhất một số ngân hàng thương mại trong nước, cần nhanh chóng có một cơ chế khuyến khích tổ chức tín dụng  nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam. Luận án cũng đề xuất cần tăng giới hạn sở hữu cổ phần tối đa của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém của Việt Nam.  

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Non-performing loans management in Vietnam’s commercial banks
Major: Finance & Banking                                           
Code: 62.31.12.01
PhD candidate: Nguyen Thi Hoai Phuong                        
Instructor 1: Associate Prof. Dr. Phan Thi Thu Ha               2: Dr. Dao Minh Phuc

New contributions in terms of academic literature

If previous studies only mention the prevention and settlement of non-performing loans, this thesis has presented a more scientific and comprehensive NPLs management process than the current one. The research demonstrated that only when NPLs are identified and measured correctly can banks manage NPLs efficiently. Therefore, it is necessary to add NPLs measurement methods in the NPLs management process. Specifically:   

First: Banks must estimate a loan’s probability of default, then decide at which level of probability a loan is considered non-performing.

Second: Banks must develop the process of measuring NPLs, then evaluate their losses and propose proper prevention and settlement methods. (must calculate EL: Expected Loss and UL: Unexpected Loss through 3 basic risk components: PD: Probability of Default, LGD: Loss Given Default, EAD: Exposure at Default).

New recommendations drawn from research results

From the limitations in NPLs management’s current situation in Vietnam’s commercial banks, the thesis has proposed new recommendations. Specifically:

First: Quickly replace Decision No. 493/2005 and Decision No. 18/2007 of The State Bank of Vietnam by another document to overcome the shortcomings in these two Decisions. The most important issue is the consensus on NPLs management methods and content.

Second: Unlike previous studies, the thesis proved that the State Bank of Vietnam and other commercial banks’ classifying loans into 5 groups as current does not reflect each loan’s risk level correctly. Hence, it is suggested that banks classify loans into 10 groups with 10 risk provision levels from 0% to 100%, respectively.

Third: The thesis confirmed that the overall credit risk management model is an effective one for NPLs management in Vietnam’s commercial banks. While previous studies showed that only large banks with strong financial capability can adopt this model, the thesis proved that Vietnam’s commercial banks with small scale, weak financial capability and incomplete technology and management system can still apply this model, on the basis of linking technology, information and management together to ensure the model’s operating conditions.

Forth: In the process of restructuring banking system and credit institutions, together with merging some domestic commercial banks, it is important to frame a policy encouraging foreign credit institutions to buy back or merge with Vietnam’s weak credit institutions. The thesis suggested that it is necessary to increase foreign credit institutions’ maximum share at weak equitized commercial banks in Vietnam.