NCS Nguyễn Thị Lan Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h ngày 04/01/2014 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Lan Anh, chuyên ngành Kế toán, với đề tài "Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam ".
Thứ tư, ngày 04/12/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và Phân tích)   
Mã số:      62.34.03.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Lan Anh       
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa   2. TS. Vũ Đình Hiển

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Phân định các quan điểm khác nhau về Hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp, từ đó xây dựng mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ làm khung lý thuyết nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát); Các yếu tố cấu thành (môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát); Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động)

(2) Đề cập những đặc điểm về tổ chức hoạt động (địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, qui mô và phạm vi hoạt động, quan hệ liên kết và quản lý vốn, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, chế độ sở hữu); Đặc điểm về vốn (sở hữu vốn, quyền sở hữu và quyền điều hành vốn, công khai minh bạch và điều chỉnh cơ cấu vốn, chịu sự điều tiết của cơ chế quản lý tài chính, rủi ro vốn) của Tập đoàn chi phối đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn. Luận án đã xác định được sự khác biệt về hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn kinh tế với hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh doanh nghiệp đơn thuần nhằm xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp hơn với mô hình hoạt động Tập đoàn.

(3) Thông qua thực trạng tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ của các Tập đoàn kinh tế trên thế giới như ở: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luận án đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi để tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Tập đoàn kinh tế cũng như tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam cụ thể: Môi trường kiểm soát cần phải có Uỷ ban Kiểm toán; Cần phải có bộ phận KTNB trực thuộc BKS tại các cấp của tập đoàn; Phân định, tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh doanh và chức năng quản lý hành chính, giữa mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mục tiêu quản lý nhà nước tại Tập đoàn Nhà nước; Chính sách nhân sự áp dụng linh hoạt nhằm thúc đẩy mọi thành viên luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Điều tra, phân tích, đánh giá thực và đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, điều này không chỉ có ý nghĩa trực tiếp tới Tập đoàn mà còn có ý nghĩa đối với các Tập đoàn Nhà nước tại Việt Nam, nhóm các giải pháp được cụ thể:

(1) Hoàn thiện các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ gồm: môi trường kiểm soát (đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ máy kiểm soát); Hệ thống thông tin (hệ thống thông tin toàn tập đoàn, hệ thống thông tin kế toán); Thủ tục kiểm soát (các nguyên tắc, các hoạt động cơ bản)

(2) Hoàn thiện qui chế quản lý Người đại diện (NĐD) tạo cơ sở kiểm soát NĐD: cách thức kiểm soát; Xác định vị trí làm việc của NĐD phù hợp với từng công ty thành viên, thu nhập của NĐD; Qui định việc kiêm nhiệm đối với NĐD; Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn NĐD; Thực hiện luân chuyển NĐD giữa các công ty thành viên; Kiểm toán trách nhiệm NĐD; Qui thời hạn ban hành văn bản chỉ đạo của HĐTV Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

(3) Hoàn thiện kiểm soát vốn tại Tập đoàn: cơ chế giám sát, năng lực quản trị điều hành, cơ cấu vốn, minh bạch về tài chính, xây dựng phương án tài chính theo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn

(4) Một số giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ theo chủ trương tái cấu trúc tập đoàn từ nay đến năm 2015: kiểm soát việc đầu tư sâu vào ngành nghề kinh doanh chính; Kiểm soát đầu tư vào sản phẩm mới; Kiểm soát xây dựng kế hoạch phát triển thị trường; Kiểm soát quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp; Kiểm soát triển khai ứng dụng, đầu tư đổi mới công nghệ; Kiểm soát cạnh tranh nội bộ.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis’s Topic: Improving the internal control system at Vietnam National Chemical Group
Major: Accounting (Accounting, Auditing and Analysis)         
Code:      62.34.03.01
PhD student: Nguyen Thi Lan Anh            
Instructor: 1. Prof. Ph.D. Nguyen Thi Phuong Hoa                 2. PhD. Vu Dinh Hien

New contributions in the academic, theoretical aspects

(1) Distinguishing different viewpoints about the internal control system in enterprises, thus building the organizational model for internal control system as the theoretical framework for research of internal control system in Vietnam National Chemical Group, including: Content (control policies and procedures), Elements (control environment, information system, control procedures), Objectives of the internal control system (protection of assets, assurance  of  information reliability,  application of regulations and operation effectiveness)

(2) Mentioning characteristics of organizational activities (legal status, organizational structure, scale and scope of activities, affiliation and capital control,  business scopes and fields, ownership type), capital characteristics (capital holding, capital ownership and management rights, capital transparency  and structural adjustment under the  regulation of financial management and capital-risk mechanisms) of the group which define the design and operation of its internal control system. The thesis identifies the differences between the internal control systems at economic groups and at simple enterprises with a view to building and maintaining a more appropriate internal control system for the group’s operating model.

(3) In studying the reality of organizing the internal control system in economic groups in the world (such as: the US, China, Japan, Korea..), the thesis draws some lessons for Vietnam in organizing the internal control system in economic groups in general and in Vietnam National Chemical Group in particular: An audit committee is necessary in the control environment; an internal control unit under the control committee at the group’s levels is required; there must be a clear distinction between the functions of business management and administrative management, between the objectives of business efficiency and state management in state economic; the personnel policies are to be applied in a flexible way to motivate everyone in  achieving high results in their positions.

New proposals drawn from research results

The research, analysis, evaluation of current situation of the internal control system in Vietnam National Chemical Group along with proposed solutions for the completion of such system are meaningful to both the group itself and other state economic groups in Vietnam.  Specific solutions are as follows:

(1) Improving elements of an internal control system including:  control environment  (characteristics of management, organizational structure, personnel policies, planning activities, audit mechanism); control procedures (basic principles and activities)

(2) Improving management mechanism for Representatives as the foundation for monitoring: monitoring methods; determination of suitable representatives’ position and salary for each member company; regulations about concurrent positions for representatives; criteria and conditions for selection of representatives; rotations of representatives between member companies;  responsibility audit  for representatives; determination of deadline for issuance of guideline documents from the management board of the group.

(3) Improving the group’s capital control: monitoring mechanism, management capability,  capital structure, financial transparency, financial planning according to the group’s  restructuring guidelines

(4) Presenting a number of solutions for improving internal control according to restructuring guidelines  until 2015: controlling intensive investments in main business fields and investment in new products; controlling the plan building for market development; controlling the reorganization and innovation of the enterprise; controlling the application of techonology and investment in innovation; controlling internal competition.