NCS Nguyễn Thị Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 08/9/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Nhung, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 08/09/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị               
Mã số: 62.31.01.01   
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Nhung    
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Vũ Văn Hân              2. PGS.TS Nguyễn Văn Hảo

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ lý luận xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội, luận án đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với các tỉnh Tây Bắc Việt Nam nói riêng. Cụ thể:

(1) Chỉ ra những tác động của xóa đói giảm nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội, xác định vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với việc phát triển kinh tế - xã hội: xóa đói giảm nghèo là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, trái ngược của đói nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Tây Bắc, xóa đói giảm nghèo có tác động và vai trò thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu quả của xóa đói giảm nghèo càng cao thì vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội càng lớn.

(2) Nghèo đói cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội: Tây Bắc nghèo đói nổi bật lên là đặc điểm nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số với những tập tục thói quen sản xuất nhỏ lạc hậu. Sự tụt hậu vì nghèo đói của Tây Bắc với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số do khả năng tiếp cận với các điều kiện của phát triển hạn chế… nên đã cản trở quá trình phát triển. Do đó xóa đói giảm nghèo là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và thực hiện giảm nghèo bền vững là góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án cho rằng, nghèo đói đã trở thành một trong những lực cản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc, đặc biệt là nghèo học vấn. Vì vậy, trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc, vấn đề quan trọng nhất là tác động trực tiếp vào yếu tố con người nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và thay đổi tập tục và thói quen cá nhân. Đó là:

(i) Hỗ trợ sinh kế cho người nghèo: Trên cơ sở quy hoạch lại dân cư, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp sản xuất và cuộc sống của người nghèo dân tộc thiểu số; mở rộng ứng dụng khoa học công nghệ trong nhóm người nghèo để người nghèo dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ xã hội hiện đại để họ tự nhận thức được việc cần thiết phải xóa bỏ tư tưởng an phận mà chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo;

(ii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của người nghèo; xây dựng các bản làng đa sắc tộc để tăng cường mối quan hệ đoàn kết các dân tộc nhằm đảm bảo điều kiện ổn định an ninh, chính trị, xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc;

(iii) Thực hiện xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo, gắn trách nhiệm của xã hội, của cả cộng đồng vì sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Ngoài việc huy động nguồn đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tập thể và các tổ chức… cho quỹ vì người nghèo, Nhà nước phải có các cơ chế, chế tài để điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp, cộng đồng nhằm tăng thêm nguồn lực hỗ trợ người nghèo có điều kiện phát triển, như: Thực hiện trích một tỉ lệ nhất định cho Quỹ vì người nghèo từ chênh lệch thu chi, trước khi các doanh nghiệp phân phối lợi nhuận vào các quỹ của doanh nghiệp;

(iv) Nhà nước cần sớm có quy định đối với các ngân hàng thương mại ngoài nghĩa vụ trích lợi nhuận vào “Quỹ vì người nghèo” như các doanh nghiệp còn phải có nghĩa vụ cho vay đối với người nghèo như Ngân hàng CSXH để cấp vốn cho người nghèo làm ăn;

(v) Thực hiện quy hoạch lại dân cư các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc để tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo cụm dân cư, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, tăng tính hiệu quả của đầu tư, giảm bớt chi phí đầu tư cũng như chi phí cho xóa đói giảm nghèo;

(vi) Xây dựng một chương trình “Xóa nghèo tri thức đối với người nghèo dân tộc thiểu số”. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với 100% trẻ em nghèo dân tộc thiểu số. Áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm miễn phí cho học sinh nghèo. Thực hiện giáo dục, đào tạo tập trung thế hệ tương lai của đồng bào dân tộc thiểu số để thay đổi tận gốc những tập tục lạc hậu của đồng bào nghèo vùng dân tộc thiểu số.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis: The solution to Poverty reduction for socio-economic development in Vietnam’s North Western Provinces
Major: Political Economy                                                      
Code: 62.31.01.01
PhD student: Nguyen Thi Nhung                 
Instructor: 1. Dr. Vu Van Han       2. Dr. Nguyen Van Hao

The new contribution in terms of academic literature

From the analysis of poverty reduction and socio-economic development, the thesis has focused on clarifying the relationship between poverty reduction and socio-economic development, the role of poverty reduction for development socio-economic development in general and for the northwestern provinces of Vietnam in particular. Specifically:

(1) Highlight the impact of poverty reduction on socio-economic development, identify the role of poverty reduction for socio-economic development: poverty reduction is one important component of socio-economic development to overcome the negative effects, in contrast to the poor for socio-economic development. For Northwest, poverty reduction has the role of promoting socio-economic development. The more effective poverty reduction gets, its role for socio-economic development grows.

(2) Poverty hinders the process of socio-economic development: poverty in the Northwest is emphasized by the poverty characteristics of ethnic minorities (ethnic minority), with the outdated customary habit of manufacture. This lag is due to majority of the poverty in the Northwest are ethnic minority and the limited access to their development... has hindered the development process. Poverty reduction is therefore indispensable in the process of socio-economic development. Promoting sustainable implementation of poverty reduction is contributing to rapid and sustainable development in the northwestern provinces of Vietnam.

The new proposals drawn from research results

The thesis put forward that, poverty has become one of the resistance to process of socio-economic development in the Northwest, especially regarding poor education. So, in the implementation of poverty reduction to socio-economic development in the Northwest, the most important issue is the direct impact on human factors. Hence, it is important to improve the quality of human life as well as made alteration to customs and personal habits of these people. These are:

(i) To support the livelihoods of the poor: On the basis of population planning, concentrate investment to development infrastructure and essential services that directly serve production and life of the poor ethnic minority; expands the application of science and technology among the poor ethnic minority so they can access to social services and made them self-aware of the need to actively strive to escape poverty.

(ii) Improve the quality of human resources of the poor and build multi-ethnic villages to strengthen the relationship of ethnic unity to ensure political stability, social security and socio-economic development in the Northwest;

(iii) Nationalize the work of poverty reduction to the public:  associate the public and community’s responsibility for the course of socio-economic development of the nation. In addition to the mobilization of voluntary contributions of individuals, groups and organizations to fund pro-poor, the government must have the mechanisms and sanctions to regulate the income of the business community to gain additional resources to support the poor conditions, such as: Implement policy to deduct a certain percentage of the Fund for the Poor from the difference between revenues and expenditures, before the profits is distributed to the enterprise funds.

(iv) The government has to have rules for commercial banks besides the duty to return the "Fund for the Poor" such as the enterprise is obliged to lend to the poor for example: CSXH Bank provide loans for poor people to do business,

(v) To re-plan ethnic minority residential areas in the northwest , by focusing investment to socio-economic development on residential areas, to redress the scattered investment spread thereby effectively increase the efficiency of investment by reducing investment costs and costs for Poverty Reduction.

(vi) Develop a program of "removing illiterate for poor ethnic minority ". Provide secondary school education for all children of poor ethnic minority. Implement the application of nine-year compulsory education free of charge to poor students. Make education and training focus on future generations of ethnic minority to radically change the backward practices of the poor ethnic minority areas.