NCS Nguyễn Thị Quyên bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 06/08/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Quyên, chuyên ngành Kế toán, với đề tài "Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 06/07/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)   
Mã số: 62.34.30.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Quyên           
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Nguyễn Văn Công      2. PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Xuất phát từ lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công bố công khai, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết công bố công khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện hành. Cụ thể:

1) Tài chính doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ tiền tệ gắn với sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong quá trình hoạt động. Điều đó tạo ra cho mỗi doanh nghiệp có một tình trạng tài chính, cấu trúc tài chính, rủi ro tài chính, hiệu quả kinh doanh, luồng tiền,... khác nhau.

2) Phân tích tài chính doanh nghiệp: Việc vận dụng các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình thanh toán, cấu trúc tài chính, tính ổn định của nguồn tài trợ, ... Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin nắm được thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được các chỉ tiêu tài chính tương lai cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp phải đương đầu; qua đó, đề ra các quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh đúng đắn, phù hợp lợi ích của họ.

3) Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính: Là biểu hiện cụ thể tài chính doanh nghiệp và là cách thức tiếp cận tài chính doanh nghiệp khoa học, tin cậy nhằm đo lường tình trạng, sức mạnh và an ninh tài chính của doanh nghiệp cũng như đo lường hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, ... của doanh nghiệp.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án cho rằng: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết công bố công khai trên thị trường chứng khoán hết sức quan trọng, có vai trò tạo lập và củng cố lòng tin của nhà đầu tư cũng như cung cấp những thông tin chính thống, công khai của DN. Tuy nhiên, thực tế hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hiện hành chưa cung cấp được đầy đủ các thông tin cần thiết cho người sử dụng. Vì thế, để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác của thông tin tài chính, làm căn cứ tin cậy cho người sử dụng - đặc biệt là các nhà đầu tư - cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công bố công khai trên cơ sở quán triệt các quan điểm mang tính nguyên tắc: (1) Công khai, minh bạch (2) Đơn giản, dễ hiểu (3) Kịp thời, khách quan.

Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính như:

(1) Hoàn thiện phân hệ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính (tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi)

(2) Hoàn thiện phân hệ chỉ tiêu sử dụng để phân tích tài chính chuyên sâu (cấu trúc tài chính, đòn bẩy tài chính, cân bằng tài chính, rủi ro tài chính, tình hình thanh toán, khả năng thanh toán theo thời gian, hiệu quả kinh doanh).

Đồng thời, luận án cũng kiến nghị các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS

Thesis: “Completing the financial analysis indicator system within listed joint stock companies in Vietnam securities market”.
Major: Accounting (Accounting, auditing and analysis)       
Code: 62.34.30.01
Student: Nguyen Thi Quyen                  
Instructor: 1. Pro.PhD. Nguyen Van Cong    2. Ass Pro.PhD. Pham Thi Bich Chi

The new contributions in the domain of learning and theory

Starting from theory of the public financial analysis indicator system (FAIS), thesis focuses on clarifying the rationale of corporate finance (CF), corporate finance analysis and the financial analysis indicator system to complete FAIS in listed companies available on Vietnam securities market. Specifically:

1) Corporate Finance: Corporate Finance is the area of monetary relationship which associates with the movement and transformation of financial resources during business operating. Such factors create for each enterprise specific conditions such as financial conditon, financial structure, financial risk, business performance, cash flow in different perspective.

2) Corporate Finance Analysis: Using academic analysis methods to accurately assess the financial condition, business performance, solvency, financial structure, funding stability,... Corporate Finance Analysis enables information users grasp current state and financial safety of enterprises; anticipate the future financial targets as well as risks that enterprises could pose; make financial decision in accordance with investor or company interest.

3) Financial Analysis Indicator System:  FAIS is the indicator and approach of corporate finance in term of academic and reliable manner serving for measuring status, health and financial safety of organization as well as business performance, solvency, operating capacity...

The recommendations drawn from research results

Thesis states that: The financial analysis indicator system in public listed companies plays an important role which creates and strengthens the confidence of investor as well as provides official information, public information of enterprise. However, current financial indicator system has not fully presented the necessary information for users. Therefore, to ensure the requirement of openness, transparency, clear, understandable, completeness of financial information, as a basis for information users – especially investors – the financial indicator system need to satisfy the following constraints: (1) Transparency, open (2) simplicity, straightforward (3) Objective, timely.

Thesis proposed recommendations for completing the financial indicator system: (1) Completing a group of indicators using for assess the overall financial condition (capital mobilization, financial independence level, liquidity and profitability) (2) Completing indicators for intensive analysis (financial structure, financial leverage, financial balance, financial risk, solvency, liquidity, business performance). Moreover, thesis also suggests the critical success factors to achieve desired results.