NCS Nguyễn Thị Thu Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 03/06/2013 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005-2020".
Thứ hai, ngày 03/06/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án :     Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005-2020
Chuyên ngành:     Kinh tế phát triển ( Kinh tế đầu tư)   
Mã số: 63.31.05.01
Nghiên cứu sinh:    Nguyễn Thị Thu Hà           
Người hướng dẫn:    1. PGS.TS. Từ Quang Phương    2. TS. Tống Quốc Đạt

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đưa ra định nghĩa mới và làm rõ đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cảng biển. Luận án chỉ rõ việc lựa chọn địa điểm đầu tư phát triển cảng biển phải căn cứ đồng thời vào 2 nhóm nhân tố: vị trí địa lý và nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong vùng. Khung pháp lý vững chắc và chính sách tài chính minh bạch là nguyên nhân quan trọng nhất để huy động mọi nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn tư nhân, đề đầu tư phát triển cảng biển

Luận án đề xuất 8 chỉ tiêu mới đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển, bao gồm các chỉ tiêu: Suất đầu tư; Tỷ lệ vốn đầu tư đã thực hiện trở thành tài sản; Hệ số khai thác cảng; Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng độ mở của nền kinh tế; Giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển; Tạo việc làm và tăng năng suất lao động làm việc tại cảng; Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, các khu công nghiệp và đô thị, đóng góp vào tăng trưởng GDP cả nước và địa phương ven biển; Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của ngành cảng biển và các doanh nghiệp cảng. Luận án nghiên cứu đầu tư phát triển cảng biển thế giới và tìm ra 8 bài học kinh nghiệm về đầu tư phát triển cảng biển có thể áp dụng cho Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu. khảo sát của luận án

Luận án phân tích các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển cảng biển và chỉ ra nguyên nhân vì sao những năm qua không thu hút được vốn FDI và vốn tư nhân trong nước cho đầu tư cảng biển. Luận án chỉ ra đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam có đặc thù vùng miền, qua đó tìm được lý do tại sao hệ thống cảng biển miền Nam phát triển rất mạnh, trong khi các cảng biển miền Trung đầu tư không hiệu quả. Qua phân tích hoạt động đầu tư theo loại cảng, luận án chỉ ra những hạn chế trong quá trình đầu tư cảng tổng hợp - container, cảng chuyên dùng và lý do vì sao Việt Nam thiếu cảng nước sâu để đón tàu trọng tải lớn. Luận án làm rõ những mất cân đối trong đầu tư cảng biển như quá coi trọng đầu tư vào cầu bến mà chưa đầu tư đúng mức cho luồng vào cảng, giao thông nối cảng, vào thiết bị bốc xếp và nguồn nhân lực. Sự mất cân đối này dẫn đến các cảng biển được đầu tư nhiều nhưng không phát huy được công suất theo thiết kế. Trong công tác quản lý cũng có những hạn chế như quy trình thủ tục đầu tư cảng biển phức tạp, có nhiều chủ thể tham gia quản lý đầu tư cảng biển nên thiếu một chương trình đầu tư nhất quán…

Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư cảng biển mới được đề xuất ở chương I, luận án đi đến kết luận là hoạt động đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao.

Luận án có cách tiếp cận mới, đứng trên góc độ đầu tư, để đề xuất các giải pháp phát triển cảng biển Việt Nam. Các giải pháp được đề cập cho cả công tác quy hoạch, huy động vốn đầu tư, sử dụng vốn và quản lý hoạt động đầu tư cảng biển, giải pháp cho từng giai đoạn của dự án cảng. Các giải pháp này nhằm tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION

Subject:  Seaports development investment during the period 2005-2020
Major: Development Economics(Development Investment)
Phd Candidate: Nguyễn Thị Thu Hà
Supervisors : 1. Associate Prof. Dr Từ Quang Phương   2. Dr. Tống Quốc Đạt

Theoretical Contributions

This dissertation suggests the new definition and perspectives of seaport’s development investment. This dissertation defines 2 factors that have the impacts to  the decision of choosing suitable places for investing: geographical position and the area demand of transporation. An ascertain framework and a distinctly comercial financial policy are the initial reasons for mobilizing capital, especially private capital, for seaport’s development investment. 

The thesis proposes 8 new targets evaluated the efficiency of seaport’s development investment, included: the rate of investing per 1m; the rate of capatial changing to the asset; the seaport’s exploiting factor; the promotion of the volume of freight and export activities,the increase of the aperture of the economics; the reduction of time and cost for transportation; job opportunity and the increase of the labour productiveness; the increase of government budget; the promotion of economic and social sectors’ development; the contribution of  Seaport’s development investment for increasing  GDP growth; the productivity of seaport’s using capital. Especially, this disertation examine seaport’s development investment in the world and point out 8 useful experiences for Viet Nam

New findings and proposals

The thesis analyzes the mobilized capital for seaport’s development investment, shows out the reasons of the fact that seaport’s development investment can not attract the capital in FDI and privates’ sectors. The thesis pointed that seaport’s development investments in each regions are different , The South is developed deeply, the Middle is non-effective. Analyzing the investment activities of each port, the thesis shows  the limitation in general ports’ and specialized ports’ investments, and the reasons why there are lack of deep-water ports accepted large vessels in Viet Nam. Analyzing  seaport’s development investments by the content of investment, this thesis clarifies the imbalance of investments. It’s the reason why ports are invested but are not effective.

By caculating the new purposed targets in Chapter I, the thesis clarifies the conclusion that the results are efficient but not high.

The thesis has the new approach on investment perspective, gives dome solutions for Viet Nam. The solutions are about  planning, mobilizing capital, using capital and management for each part of  port project to promote and increase the efficiency of seaport’s development investment . These solutions tend to improve the investment and increase the efficiency of Viet Nam seaport investment