NCS Nguyễn Văn An bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 25/07/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn An, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở CHDCND Lào".
Thứ tư, ngày 25/07/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở CHDCND Lào
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (QTKD Công nghiệp và XDCB)       
Mã số: 62.34.05.01
Nghiên cứu sinh:       Nguyễn Văn An              
Người hướng dẫn:    1. PGS.TS Nguyễn Văn Phúc       2. TS Vũ Tiến Lộc
 
Những kết luận mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), luận án đã trình bày cơ sở lý luận của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài OFDI, nhận dạng các yếu tố của các mô hình trong OFDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào. Đặc biệt, luận án đã:

1. Tổng quan và đánh giá kinh nghiệm thực hiện OFDI của Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore để đề xuất vận dụng kinh nghiệm của các nước này vào hoạt động OFDI cho Việt Nam.

2. Khảo sát, phân tích rõ thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào trong lĩnh vực CN, trong đó nêu rõ đặc điểm là OFDI vào Lào của doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lớn: doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng chiếm 81,25%; các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng chỉ chiếm 18,75%. Do đó, khuyến khích OFDI nên tập trung vào các DN có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng sẽ có hiệu quả hơn.

3. Khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực đầu tư trong nước của doanh nghiệp Việt Nam với OFDI ở Lào: Nếu doanh nghiệp sở hữu những lợi thế về công nghệ, tiền vốn ở Việt Nam sẽ thuận lợi khi phát triển OFDI ở Lào và ngược lại.

4. Nêu rõ thực trạng giá trị vốn thực hiện của các dự án OFDI vào lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam tại Lào thấp chỉ đạt 18,4% tổng vốn đăng ký đầu tư và hiệu quả doanh nghiệp OFDI ở Lào còn thấp (50% số doanh nghiệp chưa có hiệu quả khi đầu tư ở Lào giai đoạn nghiên cứu).

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án cho rằng, hoạt động OFDI vào Lào là tất yếu và có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, Luận án cũng đóng góp những đề xuất như sau:

Đối với doanh nghiệp:

(1) Tăng chất lượng lao động làm việc trong các dự án ở Lào.
(2) Mở rộng quan hệ liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp để khắc phục những yếu kém trong đầu tư của Doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với Nhà nước:

(1) Ban hành 1 Nghị định quy định đầu tư vào Lào của doanh nghiệp Việt Nam nhằm quản lý thống nhất hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong một địa bàn đầu tư trọng điểm.
(2) Thành lập Ban quản lý hoạt động OFDI Đông Nam Á trực thuộc FIA để quản lý OFDI mang tính chuyên sâu và hiệu quả hơn.
(3) Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp OFDI Việt Nam vay vốn đầu tư ở Lào đối với các dự án có hiệu quả lớn về kinh tế xã hội đối với Nhà nước Việt Nam.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------

New contributions of the thesis

The topic: Research the development of Vietnamese enterprises’ outward direct investment in Laotian industrial field
Major: Business administration                
Code: 62.34.05.01
Postgraduate:       Nguyen Van An           
Scientific guidance:    1. AProf. Dr. Nguyen Van Phuc    2. Dr. Vu Tien Loc

New conclusions from results of research

From the theory of foreign direct investment (FDI), the thesis analyzed the theoretical basis of outward foreign direct investments OFDI, identifies elements of model in the Vietnamese enterprises OFDI Nam into Laos. In particular, the thesis:

1. Overview and review the OFDI experience of China, Singapore and Japan in order to suggest Vietnam for using those experiences.

2. Survey and analyze clearly situation of investment of Vietnamese enterprises in Lao’s industry, which raise clearly OFDI characteristics in Laos is to focus on large-scale enterprises: (1) enterprises with charter capital of 50 billion VND, occupies 81.25% ; enterprises with capital less than 50 billion dong occupies 18.75%. Therefore, encouragement for OFDI should be focused on companies with capital of 50 billion VND would be more effective.

3. Affirming the same way relationship between domestic investment capacity of enterprises in Vietnam and Laos OFDI: If enterprises own advantages of technology and capital in Vietnam will be an advantageous OFDI development in Laos and vice versa.

4. Indicate the status of implementation capital value of OFDI projects of Vietnam in the industrial sector in Laos is low at 18.4% of total investment registered capital and OFDI’s performance efficiency in Laos is low (50% inefficient enterprises to invest in Laos study period).

The new proposals drawn from research results

The thesis believes that OFDI activities in Laos is inevitable in the economy of Vietnam, also contributed thesis proposals as follows:

For enterprises:

(1) To increase labor quality in Laotian projects.
(2) To extend cooperative and associative relations among Vietnamese enterprises.

For the State:

(1) To promulgate specific decrees on investment in Lao.
(2) To establish Management Unit of Southeast Asia OFDI activities directly under FIA to manage OFDI more intensively and effectively.
(3) To support capital and interest for Vietnamese OFDI enterprises in Lao for projects which have socio-economic efficiency for Vietnamese State.