NCS Nguyễn Văn Đại bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 09/07/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Đại, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Thứ hai, ngày 09/07/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp                            
Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Đại            
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Cường        2. PSG.TS Trần Quốc Khánh.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Qua nghiên cứu mối quan hệ về phân công lao động, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với các vấn đề của đào tạo nghề cho lao động nông thôn, luận án đã có những đóng góp về mặt lý luận khi làm rõ các vấn đề cụ thể sau:

1) Phân công lao động là cơ sở hình thành nên các ngành nghề mới. Nhưng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề là tiền đề tạo lập nghề mới để hình thành phát triển lao động nông thôn.

2) Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đặt ra những yêu cầu cho các hoạt động đào tạo nghề lao động nông  thôn  và ngược lại hoạt động đào tạo nghề giữ vai trò  quyết định đến sự phát triển bền vững của xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đi trước một bước để định hướng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc điểm khác với đào tạo nghề nói chung. Vì vậy, ngoài sự tác động trực tiếp của các điều kiện đào tạo như hệ thống các cơ sở đào tạo, các điều kiện về vật chất, về chương trình, giáo trình và các cán bộ đào tạo, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần chú trọng đến vai trò hỗ trợ của nhà nước, tính xã hội hóa trong tổ chức các hoạt động đào tạo cũng như nhu cầu của người sử dụng lao động.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:

Luận án đã nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng và rút ra các kết luận sau:

1) Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn yếu  do phát triển tự phát, người lao động chỉ học nghề khi rơi vào tình trạng cấp thiết (mất đất, mất việc làm). Đó chính là nguyên nhân gây bất ổn, làm cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bị chậm lại.

2) Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới chỉ theo nhu cầu người học, chưa định hướng theo nhu cầu người sử dụng lao động, do đó tỷ lệ người có việc làm sau đào tạo còn thấp.

3) Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn  chưa tổ chức được các hình thức liên kết với cơ sở sử dụng lao động, nên chương trình đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp.

Từ thực trạng trên, luận án đề xuất: đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng và hoàn thiện chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn đồng bộ với chiến lược phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong điều kiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa; huy động các nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như đa dạng hóa hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nội dung của luận án xem tại đây.

 

-------------------

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: Vocational training for rural labor in the Red River Delta region in the period of industrialization and modernization
Major:  Agricultural Economics        
Code: 62.31.01.01
PhD student:   Nguyen Van Dai  
Advisors:  1. Assoc. Prof. Dr. Hoang Van Cuong;  2. Assoc. Prof. Dr. Tran Quoc Khanh

New academic and theoretical contributions

By studying the relationship among the division of labor, the industrialization and modernization of agriculture and rural areas and the issues of vocational training for rural labor, the thesis has found new theoretical contributions by clarifying the following specific issues:

1) Division of labor is the basis of the formation of new industries. It is, however, not the only case in the process of industrialization and modernization of agriculture and rural areas where vocational training is a prerequisite to create new jobs for rural labor.

2) Industrialization and modernization of agriculture and rural areas sets requirements for vocational training for rural labor while vocational training plays a decisive role to the sustainable development of rural society in the process of industrialization and modernization. Therefore, vocational training for rural labor is required to precede the industrialization and modernization of agriculture and rural areas in order to provide this process with right orientation.

3) Vocational training for rural labor has different characteristics as compared to general training. Therefore, in addition to paying attention to the training facilities such as a system of training institutions, physical conditions, programs, curriculum and staffs, we should also consider the role of the Government, the socialization in the organization of training activities as well as the needs of the employers.

The new proposals from the findings

The thesis has studied the status of vocational training for rural labor at the Red River Delta region (RRD) and withdraws the following conclusions:

1) Vocational training activities for rural labor have many weaknesses due to spontaneous development; trainees look for vocational trainings only when they are in the urgency of poverty and unemployment.

2) Vocational training activities for rural labor are only driven by the learner’s not the employer’s needs making the rate of employment after training low.

3) Vocational training activities for rural labor have yet linked with employers; therefore, the training programs are not really fit.

From the mentioned conditions, the thesis proposes the followings: promoting the propaganda of directions and policies of the Party, the State and the Government on vocational training for rural labor; setting up and completing a comprehensive strategy for vocational training for rural labor in sync with the industrialization and modernization strategy for agriculture and rural areas; innovating and developing vocational training programs for rural labor which meet the requirements of the labor market and mobilizing social resources to develop networks for vocational training for rural labor as well as diversifying the vocational training activities for rural labor.