NCS Nguyễn Xuân Phúc bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 06/09/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Xuân Phúc, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học Quản lý), với đề tài "Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng".
Thứ năm, ngày 06/09/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN                                                           

Đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học Quản lý)        
Mã số: 62.34.01.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Phúc                     
Người hướng dẫn: 1. TS Nguyễn Văn Ngữ     2. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án xây dựng mới khung lý thuyết nghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. Luận án phân biệt những đặc trưng của doanh nghiệp kinh tế quốc phòng về các mặt: phân biệt sự khác nhau về sản phẩm, sự chi phối và hỗ trợ của Nhà nước cao hơn các doanh nghiệp khác; phân biệt doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với các doanh nghiệp khác; xác định sứ mệnh của doanh nghiệp kinh tế quốc phòng là phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và kinh doanh. Về nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, điểm mới và đặc thù thể hiện rõ ở hai loại khác nhau: sản phẩm phục vụ quốc phòng và sản phẩm kinh doanh. Luận án đã xây dựng các tiêu chí tổng quát đánh giá quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng là: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững. Luận án đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là: xu hướng thế giới; quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng; năng lực thể chế Nhà nước; điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Qua nghiên cứu và khảo sát thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng Việt Nam, luận án cho rằng:

(i) Kế hoạch đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng đã có nhiều đổi mới theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, tuy nhiên dự báo không kịp thời; thiếu các giải pháp tổng thể gắn với chiến lược quốc phòng, với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội;

(ii) Đến nay Bộ Quốc phòng chưa tổ chức đấu thầu rộng rãi sản phẩm quốc phòng;

(iii) Việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp kinh tế quốc phòng được Bộ Quốc phòng thực hiện đúng nội dung đã phê duyệt, nhưng cổ phần hóa tiến độ còn chậm, tỷ trọng vốn nhà nước còn cao, cần giảm bớt, quản lý điều hành doanh nghiệp theo các mô hình mới chưa có nhiều thay đổi; (iv) Kiểm toán và thanh tra thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý.

Luận án đề xuất cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện được sứ mệnh của mình, phát triển bền vững và hiệu quả cao. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. Trong đó những đề xuất mới là:

1) Về hoạch định: phát triển các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo. Đổi mới quy trình lập kế hoạch.

2) Chính sách sản phẩm: mở rộng đấu thầu kể cả đối với sản phẩm phục vụ quốc phòng; chính sách vốn: cho phép doanh nghiệp mở rộng các nguồn vốn huy động qua nhiều kênh, phát hành cổ phiếu và được bán cổ phiếu ra ngoài, áp dụng PPP.

3) Mở rộng phân cấp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng.

4) Rà soát các khu đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay cho quốc phòng để giao cho doanh nghiệp khai thác sử dụng vào mục đích kinh tế.

5) Thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức ở cả cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp. Sử dụng kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng.

Để giải pháp có tính khả thi, luận án  đề xuất các điều kiện thực hiện, trong đó đáng chú ý là khẳng định vai trò chủ đạo và hệ mục tiêu của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng; sự quyết tâm của Bộ Quốc phòng trong việc tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu và cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng.  Sự đồng thuận của doanh nghiệp.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS       

Topic of the thesis: The State’s management of National Defense Economic Enterprises
Specialty: Economic Management (Management Science)        
Code: 62.34.01.01
Postgraduate: Nguyen Xuan Phuc             
Instructors: 1. Dr. Nguyen Van Ngu     2. Assoc. Prof. – Dr. Nguyen Thi Ngoc Huyen

New contributions to academic aspect and arguement

The thesis has built new theoretical framework for the State’s management of National Defense Economic Enterprises (NDEEs). It has distinguished characterisitics of NDEEs in aspects of determination of difference on products; higher control and support of the State in comparison with other companies; identification of NDEEs and others; determination of missions of NDEEs that are national defense and business missions. Contents of the State’s management of NDEEs, new features and characteristics reflected clearly in two types of different products: for national defense missions and business purposes. The thesis has constructed overal criteria evaluating the State’s management of NDEEs, including: validity, effectiveness, appropriateness and sustainability. In addition, it has pointed out factors impacting the State’s management of NDEEs in the trend of international economic integration that is the international tendency; views of the Party, the State, the Ministry of National Defense; Institutional capacity of the State; Socio-economic conditions of the nation; management capacity of the enterprises.

Findings and new proposals from the research and survey of the thesis

The thesis reveals, on basis of research and surveys on reality of the State’s management of NDEEs in Vietnam, that:

(i) the plans for NDEE development have been changed toward their expanded autonomy, however the anticipation is not timely and there is shortage of overall solutions associated with national defense strategies and socio-economic development planning strategies;

(ii) the Ministry of National Defense has not permitted public bid for national defense products;

(iii) arrangement and renovation in NDEEs are implemented correctly by the Ministry of National Defense under the approved contents but the capitalization progress is slow meanwhile the state’s capital in the enterprises is still high, which requires for their reduction, insignificantly improved management under new model;

(iv) management of the State’s capital and assets in NDEEs is ineffective;

(v) shortage of strong sanctions for violations discovered by audits and inspections.

The thesis proposes continual renovation and completion to secure to develop their missions stably and effectively. On basis of theory and practice, it recommends 5 groups of solutions to completing the State’s management of NDEEs, including new recommendations:

1) in term of planning: development of military industrial enterprises in the strategic areas, remote area. Improvement of research and anticipation quality. Renovation in planning process.

2) Policies on products: public bid, even for military products; capital polices: permitting the enterprises to expand the capitals mobilized by channels, public issuance and sales of shares, application of PPP.

3) Expansion of decentralization of the State’s management of NDEEs.

4) Checking the unused plots in the planning for the military purpose in future to assign the enterprise for economic purposes in short term.

5) Establishment of internal audits in the Ministry of National Finance and enterprises. Unless otherwise independent auditors are hired for auditing the finance affairs of NDEEs.

The Thesis recommends implementation conditions to secure feasible solutions, in which the most notable is the confirmation of key role and system of targets of NDEEs; high determination of the Ministry of National Finance in separation of roles of the State as the owner and management agency of NDEEs. In addition, it is indispensable for agreement of enterprises.