NCS Phạm Văn Bình bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/08/2013 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Văn Bình, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam".
Thứ tư, ngày 14/08/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)       
Mã số: 62.34.01.01
Nghiên cứu sinh: Phạm Văn Bình        
Người hướng dẫn:  1.PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền       2. PGS.TS Lê Xuân Bá

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu chính sách thuế nhà ở, đất ở. Trên cơ sở lý luận về địa tô của C.Mác, kết hợp với lý thuyết thuế, luận án đã đưa ra các kết luận cho trường hợp đất ở:

(1)- Trong việc hình thành địa tô chênh lệch I, vị trí của đất ở ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi cho người sử dụng đất ở;

(2)- Địa tô đất ở tăng lên do sự tăng dân số, tăng mức thu nhập và do tổng quỹ đất ở tự nhiên không thể tăng lên được;

(3)- Sự phát triển liên tục của tư bản cố định sáp nhập vào đất ở, bám rễ vào đất ở hoặc dựa trên mặt đất ở (nhất là hoạt động đầu tư về kết cấu hạ tầng như: đường giao thông, khu vui chơi công cộng...) đã tạo ra địa tô đặc trưng của đất ở, nhất là đất ở đô thị, đây chính là cơ sở tạo nên địa tô chênh lệch II trong sử dụng đất ở.

2. Luận án đề xuất bộ tiêu chí nhằm đánh giá tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả, công bằng, bền vững, tương thích của chính sách thuế nhà ở, đất ở và quy trình đánh giá chính sách thuế nhà ở, đất ở.

3. Luận án khẳng định cơ sở giá trị tính thuế nhà ở, đất ở là giá trị thị trường và phương pháp so sánh là phương pháp chủ đạo trong việc xác đinh giá tính thuế. Luận án xây dựng bộ tiêu chí gồm 12 nội dung để áp dụng trong phương pháp so sánh, đó là:

(1)- Đặc điểm pháp lý;
(2)- Hình dáng lô đất;
(3)- Kích thước, qui mô;
(4)- Lợi thế giao thông;
(5)- Lợi thế kinh doanh;
(6)- Hạ tầng xã hội;
(7)- Hạ tầng kỹ thuật;
(8)- Cảnh quan, môi trường;
(9)- Phong thủy;
(10)- Thời điểm giao dịch;
(11)- Các điều kiện và tính chất giao dịch trên thị trường;
(12)- Qui hoạch.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Luận án phân tích về quy trình chính sách thuế nhà ở, đất ở và chỉ ra quy trình chính sách hiện nay chưa hợp lý, nhất là khâu hoạch định chính sách, đây là nội dung cần hoàn thiện.

2. Trên cơ sở phân tích hoạt động quản lý thuế, luận án đưa ra kết luận: việc phân cấp không rõ ràng, hệ thống xử lý thông tin theo mô hình phân tán, nhiều đối tượng không nắm rõ về chính sách, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ mới.

3. Qua việc đánh giá chính sách thuế nhà ở, đất ở theo các tiêu chí đánh giá chính sách, luận án chỉ rõ hiệu lực của chính sách còn thấp (biểu hiện là nhiều mục tiêu chính sách không đạt được), hiệu quả chính sách chưa cao (còn bỏ qua khả năng đánh thuế vào nhà ở, nguồn thu có tỷ lệ thấp trong tổng thu liên quan đến đất đai).

4. Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở, trong đó đặc biệt chú ý là các đề xuất về:

(1)- Các bước trong quy trình chính sách,
(2)- Các nội dung trong quản lý thuế,
(3)- Đăng ký bổ sung khi cải tạo, nâng cấp nhà ở,
(4)- Khởi điểm tính thuế nhà (dựa trên cơ sở những phân tích về sở hữu, về nhu cầu tối thiểu, về khả năng nộp thuế),
(5)- Các mức thuế suất cao hơn đối với diện tích đất vượt hạn mức, đất và nhà sử dụng không đúng mục đích, bỏ hoang;
(6)- Cách xác định giá đất ở để tính thuế (giá thị trường, hoặc giá Nhà nước có điều chỉnh chỉ số giá bất động sản) và cách thức để xây dựng chỉ số giá bất động sản.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Housing and Land Taxation Policies in Vietnam
Major: Economic Management (Science of Management)       
Code: 62.34.01.01
Researcher: Phạm Văn Bình     
Supervisors:     1. Associate Prof.Dr. Nguyễn Thị Ngọc Huyền       2. Associate Prof.Dr. Lê Xuân Bá

Academic and theoretical contributions of the thesis

1. The research is aimed to build a theoretical framework to study housing and land taxation policies. Basing on K. Marx’s land rent theory and taxation theory, the study has given some conclusions about land :

(1) – Formation of differential land rent I, impacts of land location on profitability for land users ;

(2) – Increased land rent due to increase in population, income and the fact that the amount of natural land is fixed ;

(3) – Steady development of fixed captital merged in land, rooted in land or located on the surface of land (especially infrastructure such as transport links, leisure centers, etc.).

The above mentioned factors have created typical land rent, especially in city center. This is the basis forming differential land rent II in land using.

2. The research has proposed criteria to assess compatibility, feasibility, efficiency, equality, stability of housing and land taxation policies and assessment procedure of the policies.

3. The research asserts that housing and land taxes are caculated basing on market value and comparison method is the key in determining price for imposing tax. The research has built up criteria consisting 12 factors to used in comparison method namely, (1) Legal features ; (2) Shape of land ; (3) Size and scale ; (4) Transportation advantages ; (5) Business advantages ; (6) Social infrastructure ; Technical infrastructure ; (8) Landscape and environment ; (9) Feng shui (Science of winds and water) ; (10) Transaction time ; (11) Market conditions and characteristics of transaction ; (12) Plan.

Findings and Recommendations

1. The study analyses procedures of housing and land taxation policies and points out that the procedures are not properly implemented, especially during policy formation stage which need improving.

2. By analysing tax management activities, the research has come to a conclusion that unclear administration, decentralized information processing system, many people who do not have a thorough understanding of the policies, lowly qualified human resources have contributed to failure in meeting tax management demand in the new era.

3. Housing and land taxation policies have been assessed according to the assessment criteria, and the results have shown that the effect of policies is low (many objectives of the policies have not been achieved), the efficiency is not high (the revenue from housing tax is still a small proportion in the total tax revenue collected from land use).

4. The research proposes two groups of solutions to improve housing and land taxation policies, most notable are: (1) Steps of policy procedure, (2) Contents of tax management, (3) Starting point for imposing housing tax (basing on analysis of ownership, basic needs, ability to pay tax), (4) supplementary registration in case of house upgrade and repair, (5) High tax for excessive land use, house which is used in a way which is different from initial purpose, or unoccupied houses, (6) Ways to set up land price for taxation (market price or price adjusted by the government) and methods to set up property price index.