NCS Phạm Vũ Hoàng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 28/06/2013 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Vũ Hoàng, chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 28/06/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế lao động               
Mã số: 62.31.11.01
Nghiên cứu sinh: Phạm Vũ Hoàng    
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Trần Xuân Cầu          2. TS. Nguyễn Bá Thủy

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án nêu và làm rõ một số luận điểm mới về học thuật, cụ thể:

- Bản chất chăm sóc người cao tuổi là đáp ứng 8 nhu cầu cơ bản của người cao tuổi (sức khoẻ, ăn mặc, ở, đi lại, học tập, vui chơi giải trí, thông tin, giao tiếp) để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích.

- Bốn nguồn lực chăm sóc người cao tuổi

(1) Người cao tuổi/Gia đình/Người thân
(2)Khu vực Nhà nước và dịch vụ công
(3)Tổ chức tự nguyện và các tổ chức phi chính phủ
(4)Khu vực tư nhân không độc lập mà tác động hỗ trợ lẫn nhau.

Trong đó, chăm sóc không chính thức của Người cao tuổi/Gia đình/Người thân đóng vai trò trung tâm, chăm sóc chính thức của Nhà nước và cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ. Cùng với quá trình phát triển, sự thu hẹp quy mô gia đình truyền thống làm suy yếu hình thức chăm sóc không chính thức đòi hỏi tăng cường vai trò chăm sóc chính thức của Nhà nước và cộng đồng.

- Chất lượng chăm sóc người cao tuổi là mức độ tổng thể những kết quả mong muốn trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi trên các mặt sức khỏe, vật chất và tỉnh thần đáp ứng nhu cầu người cao tuổi.

Luận án chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng:

(1) Nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi;
(2) Nguồn lực chăm sóc;
(3) Cấu trúc và quy mô gia đình;
(4) Tính bền vững của hệ thống an sinh xã hội;
(5) Tốc độ già hóa dân số.

Đề xuất hệ thống 10 tiêu chí đánh giá thực trạng chất lượng chăm sóc người cao tuổi phân theo 3 nhóm: Chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất, chăm sóc đời sống tinh thần và phát huy vai trò người cao tuổi.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Việt Nam cần quá trình tổng thể để nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu người cao tuổi, phù hợp với xu thế già hóa dân số nhanh, điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể:

- Tăng cường sự giám sát của các bộ ngành trong quá trình triển khai chương trình, chính sách chăm sóc người cao tuổi. Đẩy mạnh sự tham gia của Hội người cao tuổi tại địa phương trong quá trình giám sát thực hiện Luật người cao tuổi.

- Đổi mới phương thức tuyên truyền nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi từ phương thức truyền thông giáo dục sang phương thức truyền thông chuyển đổi hành vi theo nhóm đối tượng đích và hành vi cụ thể.

- Khi hệ thống an sinh xã hội mới tập trung hỗ trợ cho một bộ phận người cao tuổi qua bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội, bên cạnh việc cải cách bảo hiểm xã hội và đầu tư có hiệu quả Quỹ bảo hiểm xã hội, tổ chức ”Qũy tiết kiệm cho tuổi già” trên đóng góp bắt buộc của mỗi công dân sẽ tăng cường trách nhiệm cá nhân, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi.

- Tổ chức triển khai mô hình “Trung tâm chăm sóc người cao tuổi ban ngày” tại cộng đồng đặc biệt tại các thành phố lớn, khuyến khích hình thức chăm sóc người cao tuổi hỗn hợp kết hợp giữa chăm sóc lâu dài tại nhà và chăm sóc ngắn hạn tại các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng.

- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chăm sóc người cao tuổi trong mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng nhằm xác định chuẩn mực về dịch vụ cung cấp.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

THE SCIENTIFIC CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

New academic and theoretical contributions

The dissertation provides and makes clear some new academic points of learning specifically:

- The care for the elderly people is basically to meet the 8 key demands of the elderly (health, housing, clothing, travel, study, entertainment, information, communication) for the elderly people to live the happily, healthily and usefully.

Four resources of care for the elderly people

(1)Elderly people/ family/relationship
(2)State services and public services
(3)Volunteer organizations and international non-government organization
(4)Private services not in -dependent  but mutually  supportive.

Of them, the informal care of elderly/family/relationships plays the key role, care of the state and community plays a supporting role. Along with the process, the narrowing scale of the traditional family has weakened the informal care. It requires the intensively the formal care of the state and community.

- The quality of care for the elderly is the expected result of the overall care for the elderly people care in physical and spiritual health, meeting the elderly people demands.

The research has pointed 5 affecting factors

(1)The need for care of the elderly people;
(2)Care resources;
(3)Structure and family size;
(4)The sustainability of social security system;
(5)The ageing rate.

10 criteria areproposal to assess the actual care quality for the elderly people divided into 3 groups: Health care, physical care, spiritual and maximization of the role of the elderly people.

New proposals from research results

-Vietnam needs an overall process to improve the care quality for the elderly people to quickly respond to their demands, in line with the fast ageing rate, social –economic condition and development such as:

- Strengthening the monitoring role of the …and branches concerned program implementation process of the elderly people care policies. Improving the participation of the local associations of the elderly people while monitoring the implementation of the law on the elderly people.

- Renovating the advocacy method about the elderly people’s care quality advocacy method to the behavior changing from the communication in the target groups.

- When the new social security system  is focused on supporting part of the elderly people through social insurance and social support, alongside social insurance reforms and effective investments in social insurance funds, establishing the “Saving fund for the old people “based on compulsory  contributions of every citizen. This activity is likely to strengthen individual responsibility, ensure social security and improve the care quality for the elderly.

- Setting up and implementing the model “ The daily care center “ in community especially in big cities encouraging the model of long-term home based care and short–term home based care.

- Recommending a system of care quality criteria in the elderly people care model in community to identify the standardize of the services provided.