NCS Trần Đức Cân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/12/2012 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Đức Cân, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam".
Thứ năm, ngày 27/12/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng       
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh: Trần Đức Cân                
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Phạm Quang Trung   2. TS. Nguyễn Trường Giang

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án bổ sung làm rõ khái niệm, bản chất và nhân tố tác động tới tự chủ tài chính, cơ chế tự chủ tài chính trường đại học công lập trên các khía cạnh:

1) Tự chủ tài chính là một thẩm quyền của tự chủ đại học. Nội dung đề cập tới quyền phân bổ, sử dụng nguồn tài chính; quyền thiết lập học phí; quản lý đầu tư, mua sắm tài sản; vay mượn vốn trên thị trường; trả lương giảng viên…Bản chất của cơ chế tự chủ tài chính là một văn bản pháp luật qui định việc chuyển đổi quyền ra quyết định về tài chính của nhà nước sang các trường.

2) Nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế tự chủ tài chính là các cơ chế, chính sách tài chính của nhà nước; của mỗi trường tự xây dựng; mục tiêu phát triển giáo dục đại học của quốc gia.

3) Trong bối cảnh cơ chế thị trường và đại chúng hóa giáo dục đại học thì cơ chế tự chủ tài chính trường đại học công lập nên thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Những nội dung trên làm cho chúng ta hiểu biết về cơ chế tự chủ tài chính một cách toàn diện hơn và là cơ sở để Nhà nước không ngừng hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, luận án đã nghiên cứu đưa 06 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính, bao gồm tính hiệu lực, hiệu quả, tính linh hoạt, công bằng, ràng buộc tổ chức, sự chấp nhận của cộng đồng. Đặc biệt, đã chi tiết hóa những chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả ban đầu của cơ chế tự chủ tài chính như qui mô, cơ cấu vốn; cơ cấu chi phí; suất đầu tư trên sinh viên; số lượng bài báo, công trình khoa học; diện tích đất đai... Có thể những tiêu chí đó chưa thực sự đầy đủ, song các tiêu chí đó là những đóng góp mới mang tính chất gợi ý để tiếp tục nghiên cứu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Cho tới nay chưa có một tài liệu chuẩn tắc nào nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu Nghị định 43/2006/NĐ-CP, kết hợp với kết quả điều tra tại 60 trường, luận án đã đưa ra những đánh giá khá toàn diện về thành công và hạn chế của cơ chế tự chủ tài chính hiện hành. Từ đó luận án đưa ra 06 nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho từng chủ thể là nhà nước và nhà trường. Trong đó, nhiều giải pháp là đề xuất mới như:

1) Tái cấu trúc các trường theo hướng phân tầng định hướng nghiên cứu; ứng dụng và thực hành.

2) Cấp ngân sách theo khung chi tiêu trung hạn (MTEF), gắn với kết quả đầu ra; xếp hạng nhà trường, kết quả đóng góp cho nhiệm vụ của ngành, địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cấp thêm ngân sách nghiên cứu khoa học như ngân sách chi thường xuyên và tăng quyền lợi cho giảng viên có công trình khoa học đưa vào ứng dụng thực tiễn làm ra sản phẩm phục nhu cầu xã hội.

3) Thực hiện chế độ khoán chi ngân sách và hậu kiểm. Trong năm báo cáo được sử dụng học phí, nguồn tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên để chi đầu tư phát triển. Cho phép chuyển khoản thu phí, học phí sang gửi tại ngân hàng thương mại để hưởng lãi. Bãi bỏ qui đinh khống chế thời điểm và mức chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức…

4) Xây dựng lộ trình tính đủ chi phí đào tạo trong học phí theo ngành nghề, chương trình đào tạo.

5) Áp dụng phân tích tài chính vào nhà trường giống như doanh nghiệp.

Ngoài ra, luận án còn có những đề xuất về điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp có hiệu quả.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Topic: To perfect financial autonomy mechanism of Vietnamese public universities Major: Economics and Finance – Banking
Code: 62.31.12.01
Researcher: TRAN DUC CAN
Instructor: 1. Pro.Dr PHAM QUANG TRUNG 2. Dr. NGUYEN TRUONG GIANG

New theoretical contribution

Firstly, the thesis clarified the concept, the essence and the factors that affect the financial autonomy, the financial autonomy mechanism of universities set up on other aspects:

1) Financial autonomy (FA) is an authority of the university autonomy. Content refers to the right to allocate, use of financial resources; right to establish tuition fees; investment management, asset purchases; borrowed capital on the market; staff payroll ...The nature of the mechanism of FA is a legal document that assigns the right of making decisions about Government’s finance into universities.

2) Factors affecting the financial autonomy mechanism are the mechanism, the financial policy of the Government; each university building itself; the objective of development of higher education.

3) In the context of market mechanism and higher education popularization, the FA in public
university should follow theo financial autonomy of theo business. The above content makes us understand the mechanism more comprehensively and they are the base for Government to constantly improve the mechanism of FA to match practice.

Secondly, the thesis has studied putting out 06 evaluation criteria to evaluate the degree of perfection of the FA mechanism, including the effectiveness, efficiency, flexibility, equity, institutional constraints, community acceptance. In particular, the thesis also detailed quantitative indicators assessing effectiveness of FA mechanism such as scale, capital structure; fee structure; investment rate on students; the number of articles, scientific works; land size ... The criteria may not be sufficient, but those are new contributions as suggestions for further research.

New recommendations from the research

Until now there has not had a normal document that study on perfecting mechanism of the FA in public universities. On the basis of studying the Decree 43/2006/ND-CP, in connection with the investigation results in 60 schools, the thesis gave a fairly comprehensive assessment of successes and shortcomings of the current FA mechanism. From there the thesis put forward 4 complete solutions FA mechanism for each owner is the Government and university. In particular, many of the new proposals is the solution as:

1) Restructure the schools by stratified research-oriented; the application and practice.

2) State budget under the medium term expenditure framework (MTEF), associated with the outputs; school rankings, results in contributing to the mission of the industry, and develop the economic-society of the country. Additional state budget collaboration as regular expenses and NS rights for scientific projects faculty be put into practical application as the products of social needs.

3) Doing the budget market and late checkout. In the report, the source of funding used to save information for regular state budget investment and development. Allow the transfer fee, the fees to send in commercial banks for interest. Repeal rule controlling time and costs extra income for companies...

4) Build the roadmap as sufficient training cost in fees, according to the trades, the training program. 5) Apply to financial analysis into the school like a business.

In addition, the thesis also contains proposals for conditions to ensure the implementation of effective solutions.