NCS Trần Thị Tố Linh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 25/10/2013 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Tố Linh, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 25/10/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị            
Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Tố Linh               
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Đào Thị Phương Liên    2. PGS.TS. Trần Bình Trọng

Những đóng góp mới về mặt lý luận

- Luận án đề xuất cách tiếp cận mới trong nghiên cứu việc huy động nguồn lực từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, trong đó phân định 5 kênh huy động, bao gồm: (1) Đầu tư trực tiếp tư nhân; (2) Hệ thống tài chính - ngân hàng; (3) Thị trường chứng khoán; (4) Hợp tác công tư và (5) Ngân sách;. Việc xác định 5 kênh huy động như trên vừa đảm bảo tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu, vừa là đóng góp mới về mặt lý luận trong lĩnh vực huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

- Để phân tích thực trạng và đo lường hiệu quả huy động nguồn lực tài chính tư nhân, luận án so sánh giữa phần nguồn lực tài chính tư nhân đã huy động, với tiềm năng nguồn lực tài chính của khu vực này và phần nguồn lực còn chưa huy động được, thể hiện dưới dạng tiền, vàng, ngoại tệ còn dự trữ trong khu vực tư nhân. Cách tiếp cận này không so sánh năm sau với năm trước, mà so sánh tiềm năng và kết quả thực hiện, cho phép nhìn rõ hơn hiệu quả huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân qua 5 kênh cơ bản cho thấy kết quả huy động nguồn lực tài chính tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế trên tất cả các kênh huy động. Kết quả huy động nguồn lực tài chính tư nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu Nhà nước không tạo được niềm tin đối với khu vực kinh tế tư nhân, môi trường vĩ mô bất ổn, các chính sách không phù hợp thì sẽ không huy động được các nguồn lực ở khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

- Luận án đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy huy động nguồn lực tài chính tư nhân tại Việt nam, trong số đó có:

1) Tập trung xử lý bất ổn kinh tế vĩ mô, bao gồm việc sử dụng chính sách tài chính – tiền tệ, giảm đầu tư công và duy trì ổn định tốc độ tăng cung tiền M2,..

2) Đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn lớn, với số lượng và thời gian mang tính bắt buộc gắn với trách nhiệm người đứng đầu;

3) Đẩy mạnh hợp tác công tư và xã hội hóa dịch vụ công dưới nhiều hình thức,…

4) và các giải pháp khác gắn với phát triển hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán, cải thiện môi trường kinh doanh,…
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTION OF THESIS

Subject of thesis: Private sector financial mobilization for socio-economic development in Vietnam
Major: Political Economy
Code: 62.31.01.01
PhD student: Tran Thi To Linh
Instructor: 1: Associate Prof. Dr. Dao Thi Phuong Lien   2: Associate Prof. Dr. Tran Binh Trong

New theoretical contributions

- This thesis clarified and systemized the concepts and categories related to financial resources and financial mobilization, the concepts of financial resources and investment, and the role of private financial resources; clarified the private financial resources by origin, channel and form of mobilization.

- The thesis proposed a new study approach on private sector financial mobilization for socio-economic development in Vietnam, pointing out 5 channels of mobilization, including: (1) private direct investment, (2) banks and other financial organizations, (3) stock market (4) public-private cooperation, and (5) the state budget. The identification of such 5 mobilization channels helped ensure comprehensiveness of the study and served as new theoretical contributions in private sector financial mobilization for socio-economic development in Vietnam.

- To analyze the actual situation and measure the effectiveness of private financial mobilization, the thesis compared the amount of actually mobilized funds with the financial potential of this sector which is stored in the forms of cash, gold and foreign currencies. This approach did not compare the result of the current year with that of the previous year, but compared the potential with the actual performance, which would better illustrate the effectiveness of private sector financial mobilization.

Conclusions and proposals

- The analysis and evaluation on actual private sector financial mobilization through five basic channels showed that the work was still inefficient. The results of private sector financial mobilization normally depended on many factors, of which the State played a very important role. If the State fails to create trust to the private sector, maintain macroeconomic stability and execute a consistent policy, it will be very difficult to carry out private sector financial mobilization for socio-economic development in Vietnam.

- The thesis proposed several measures to promote private sector financial mobilization, including:

1) Focus on attaining macroeconomic stability by applying rational fiscal and monetary policies, reducing minor public investments and maintaining the growth rate of money supply M2;

2) Accelerate equitization of the state-owned enterprises, especially large corporations and set time of completion and assign responsibility to organization heads;

3) Promote public-private partnerships and socialization of public services in various forms, ...

4) and other solutions associated with development of banking system, stock market and improvement of business environment, …