NCS Trần Xuân Long bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 05/10/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Xuân Long, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa".
Thứ ba, ngày 04/09/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Chuyên ngành: Kế hoạch và phát triển               
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh:  Trần Xuân Long                   
Người hướng dẫn: GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng

Những đóng góp về học thuật, lý luận

Nghiên cứu nội dung chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa, luận án đã chỉ rõ các chính sách này bao quát những vấn đề: đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa; đại diện vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa; Quản lý, đầu tư vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa; và phân phối lợi tức, sử dụng cổ tức phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả đánh giá chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã chỉ ra những vướng mắc, tồn tại sau:

(i) về vấn đề đại diên chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa: chưa có sự phân biệt rõ ràng và còn có một số Bộ, địa phương chưa thực hiện việc chuyển giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định của nhà nước;

(ii) về vấn đề người đại diện vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa: năng lực của một số người đại diện vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa đáp ứng được nhiệm vụ được giao, cơ chế bổ nhiệm cán bộ làm người đại diện cũng như chính sách qui định về quyền hạn, nhiệm vụ và chính sách đãi ngộ đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn thiếu

(iii) về quản lý, đầu tư vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa: các quy định hiện nay về đầu tư mới phân cấp không đầy đủ cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;

(iv) vấn đề phân phối, sử dụng cổ tức phần vốn của nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa: nhiều doanh nghiệp đã cố tình giữ lại khoản tiền thu được từ việc bán bớt một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa cũng như lợi tức phần vốn nhà nước về các Quỹ quản lý theo quy định.

Dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa của một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore và trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, luận án đề xuất mô hình quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa được xem xét theo hai hướng:

(i) Nhà nước quản lý với việc thành lập Tổng cục Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

(ii) quản lý vốn Nhà nước theo mô hình đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đang hoạt động ở Việt Nam.

Luận án đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa  tập trung trên ba nội dung: thứ nhất là đề xuất ban hành Nghị định của Chính phủ về Quy chế người đại diện vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong khi trình Quốc hội ban hành Luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động kinh doanh; thứ hai là thành lập Quỹ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; thứ ba là nâng cao vai trò và năng lực của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Nhằm tăng cường tổ chức quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa luận án đề xuất thành lập một cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa nói riêng và doanh nghiệp có vốn nhà nước nói chung.

Nội dung của luận án xem tại đây.

--------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Topic of  dissertation:  Improving state capital management policies in the equitized enterprises
Specialization : Economics of Development   
Code: 62.31.05.01
PhD candidate:  Trần Xuân Long
Supervisors :     Prof. Dr  Vũ Thị Ngọc Phùng

Theoretical and academic contribution

By studying state capital management policies in the equitized enterprises, the dissertation indicated that these policies cover the following issues: state capital ownership representatives at the equitized enterprises, representatives for state capital at the equitized enterprises; state capital management and investment in the equitized enterprises; and dividend distribution and usage in the equitized enterprises.

New proposals withdrawn from research findings

The findings from assessing state capital management policies in the equitized enterprises have pointed out the following obstacles:

(i) on state capital ownership representatives at the equitized enterprises: there is no clear distinction and still a number of ministries and local governments who have not yet made the transfer of these representatives in accordance with the state regulations,

(ii) on representatives of state capital in the equitized enterprises: the capacities of some of these representatives do not meet their assigned tasks; there is a lack of mechanism for appointing these representatives, policies on rights and duties and remuneration policies for these representatives;

(iii) on the state capital management and investment in the equitized enterprises: the current regulations on new investment is not fully decentralized to Board of Directors and Executive Comittee of the State Capital Investment Corporation,

(iv) on dividend distribution and usage in the equitized enterprises: many businesses have tried to retain proceeds from selling off a part or a whole of the state capital in the equitized enterprises as well as profits sent into the regulated management fund.

Based on empirical studies on the state capital management in the equitized enterprises from other countries such as China, Singapore and based in the Vietnamese context of ongoing restructuring of state-owned enterprises, the dissertation proposed a model of the state capital management in the equitized enterprises in two ways:

(i) State management with the establishment of the General Administration Office of State Capital at enterprises,

(ii) state capital management applying the state capital investment and business model with the State Capital Investment Corporation operating in Vietnam.

The dissertation has proposed some solutions for improving state capital management policies in the equitized enterprises with three main parts: first is proposals for promulgating Government Decree on the regulations of representatives of state capital in the equitized enterprises while submitting these proposals to the National Assembly for promulgating the state capital management law in business activities; second is the establishment of state capital investment fund to the enterprise; third is an increase in the role and capacity of the State Capital Investment Corporation.

To strengthen the organization and management of state capital in the equitized enterprises, the dissertation proposes the establishment of a state agency in charge of managing state capital in the equitized enterprises in particular and the state-owned enterprises in general.