NCS Triệu Đức Hạnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 13/01/2013 tại P401 Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Triệu Đức Hạnh, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên".
Chủ nhật, ngày 13/01/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp           
Mã số: 62620115
Nghiên cứu sinh: Triệu Đức Hạnh
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Vũ Đình Thắng      2. PGS.TS Vũ Thị Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng việc làm bền vững được cấu thành từ 5 yếu tố: Các quyền tại nơi làm việc, ổn định việc làm và thu nhập, tạo việc làm và xúc tiến việc làm, bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội.

Luận án xây dựng phương pháp nhận dạng việc làm bền vững đối với lao động nông thôn bằng cách sử dụng 15 tiêu chí nhận dạng: Tỷ lệ có việc làm của nữ giới; Khiếu nại lên tòa án lao động; Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận sở hữu đất đai; Tỷ lệ thiếu việc làm; Độ bao phủ của bảo hiểm nông nghiệp; Độ bao phủ của bảo hiểm thất nghiệp; Tỷ lệ lao động có thu nhập từ trung bình trở lên; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động; Diện tích đất nông nghiệp bình quân/nhân khẩu; Độ bao phủ của bảo hiểm xã hội; Độ bao phủ của bảo hiểm y tế; Tỷ lệ tai nạn nghề nghiệp; Tỷ lệ thụ hưởng các chính sách xã hội; Tỷ lệ tham gia các đoàn thể, hiệp hội; Tỷ lệ tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Luận án xây dựng phương pháp đánh giá mức độ bền vững việc làm đối với lao động nông thôn (chỉ số RDWI) bằng hai phương pháp: Phương pháp chỉ số và phương pháp thang điểm theo khung phân loại cụ thể.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án chỉ ra rằng, để tạo ra việc làm bền vững phải: 

1) Tạo sự hòa hợp giữa các chính sách phát triển kinh tế xã hội và phát triển con người dựa trên sự tương đồng giữa nội dung phát triển việc làm bền vững và phát triển con người; Mở rộng sự tham gia của các bên liên quan và mở rộng sự tiếp cận các nguồn lực, phát triển các cơ hội việc làm khi thực thi các chính sách phát triển kinh tế xã hội và phát triển con người; Củng cố 5 yếu tố cấu thành của việc làm bền vững bằng cách cải thiện từng tiêu chí nhận dạng trong mỗi yếu tố.

2) Đối với lao động nông thôn cần tập trung  giải quyết các mặt còn yếu đó là yếu tố bảo trợ xã hội và yếu tố tạo việc làm-xúc tiến việc làm.

3) Mở rộng độ che phủ của các hình thức bảo hiểm theo hướng phù hợp với thu nhập của lao động nông thôn và xã hội hóa việc tham gia.

4) Có các giải pháp liên quan đến vai trò quản lý của nhà nước theo hướng lồng ghép một mặt vừa tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, mặt khác nâng cao nhận thức và phát triển con người.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Theme:  Research on solutions to create sustainable employment for rural workers in Thai Nguyen province
Speciality: Agricultural Economics                          
Code: 62620115
PhD student: Trieu Duc Hanh                          
Instructors:  1.  Assoc. Prof. Dr. Vu Dinh Thang        2. Assoc. Prof. Dr. Vu Thi Minh

New contributions in terms of academic and theoretical

1)    The results of the thesis research has shown that decent work is composed of 5 elements: Rights at work, employment and income stability, job creation and employment promotion, social protection, and social dialogue.

2)    The thesis builds methods of identifying sustainable employment for rural workers using 15 criteria: Percentage of women employed; Appeal to the labor court; Certification rate  of land ownership; Underemployment rate; Coverage of agricultural insurance; Coverage of unemployment insurance; Rate of labor income from average and higher; Rate of labor force participation; Average area of agricultural land per household member; Coverage of social insurance; Coverage of medical insurance; Rate of occupational accident;  Rate of the social policy benefit; Participation rate in the unions, associations; Participation rate in the formulation and implementation of regulations on grassroots democracy.

3)    The thesis constructs methods of  assessment of the level of sustainable jobs for rural workers (RDWI index) by two methods: Index method and the method of scale classification according to a specific frame.

The new proposals drawn from research results

The thesis points out that, to create sustainable employment must:

1) Create harmony between policies of socio-economic and the human development based on the similarity between content development of decent work and the human development; Expand the participation of stakeholders and broaden access to resources, develop employment opportunities while implementing social - economic and human development policies; Consolidate five elements of decent work by improving each criteria identified in each element.

2) For rural workers should focus on the weak side factors, especially social protection, job creation and employment promotion.

3) Expand the coverage of insurance forms in line with the income of rural labor and with the socialization of participation.

4) Solutions related to the management role of the state towards the integration, on the one hand, for creating new jobs and income for workers, on the other hand, to raise awareness and human development.