NCS Trịnh Chi Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 16/04/2013 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trịnh Chi Mai, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam".
Thứ ba, ngày 16/04/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng           
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh: Trịnh Chi Mai         
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Trần Đăng Khâm         2. TS. Phạm Thị Định

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc về vấn đề hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và đã đạt được những đóng góp như sau :

1.    Về lý luận: Mở đầu trong các nghiên cứu tại Việt Nam, luận án đã đưa ra một cầu nối giữa các nguyên tắc đầu tư và việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Từ đó đi đến khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tư dựa trên ba nguyên tắc đầu tư đặc thù của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: an toàn – sinh lời – đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên. Các thước đo đánh giá hiệu quả đầu tư được đưa ra là: Tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư đảm bảo khả năng thanh toán tổn thất lớn, rủi ro đo bằng hệ số bêta của danh mục đầu tư đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Luận án đã xây dựng được lý luận và phương pháp xác định chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong cơ cấu vốn để đảm bảo cho hoạt động đầu tư đạt được hiệu quả theo hệ thống đánh giá trên. Lý luận này hoàn toàn phù hợp với hệ thống Solvency I và II trên thế giới quy định về mức vốn an toàn của doanh nghiệp bảo hiểm.

2.    Về học thuật: Tác giả đã thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo quan điểm nhìn nhận hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư như hai mặt của một vấn đề. Từ đó, tác giả đề xuất phương pháp vận dụng các lý thuyết quản trị tài chính, lý thuyết đầu tư và quản trị rủi ro hiện đại trong các thước đo của các chỉ tiêu đánh giá. Mô hình quản trị rủi ro VaR, mô hình định giá tài sản vốn CAPM, các mô hình kinh tế lượng phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đã được sử dụng cho việc tính toán theo các thước đo đã đề ra. Các kết quả nghiên cứu theo hướng này sẽ đảm bảo được những định hướng chặt chẽ để một doanh nghiệp bảo hiểm quản trị hoạt động của mình một cách khoa học và chuyên nghiệp. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư này cũng có thể vận dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư các doanh nghiệp khác.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này giúp cho việc định hướng các doanh nghiệp bảo hiểm tại thị trường Việt Nam phát triển theo các mô hình hoàn chỉnh đã hình thành tại các thị trường bảo hiểm lâu đời trên thế giới với các đề xuất về:(i) Sự định hướng phát triển ngành bảo hiểm phi nhân thọ đóng vai trò là nhà đầu tư quan trọng và có tác động tích cực đến việc tạo ra cơ cấu đầu tư hiệu quả của nền kinh tế ;(ii) Mở rộng việc huy đông vốn và đầu tư ra thị trường khu vực, quốc tế cùng với sự phát triển các sản phẩm bảo hiểm cho các ngành với sự chú trọng vào ngành nông nghiệp.     

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Investment Performance of Vietnamese non-life insurance companies
Major: Economics Finance Banking                                        
Code: 62.31.12.01
PhD student: Trinh Chi Mai                                     
Supervisors:  1. Associate Professor. Tran Dang Kham, PhD               2. Pham Thi Dinh, PhD

The new academic and theoretical contribution of the thesis

The thesis studied systematically, deeply about the investment performance of non-life insurance business and has made contributions as follows:

1. Theoretical contributions: The thesis is one the first studies in Vietnam that links investment principles and the evaluation of investment performance of non-life insurance companies. From that, it examines the concept of investment performance based on three specific investment principles of non-life insurance business: security, profitability and regular solvency. The criteria to measure investment performance are: Rate of investment return to ensure big losses solvency, risk measured by the beta coefficient of the portfolio to ensure secure operations of the business. The thesis has developed theories and methods of determining the minimum equity targets of non-life insurance companies in terms of capital structure to ensure that investments achieve efficiency based on the proposed evaluation system. This theory is consistent with Solvency I and II systems that regulate security capitalization of the insurance companies.

2.    Academic contributions: The author has made assessment of investment performance of non-life insurance companies under perspective of recognizing business and investment activities as two sides of an issue. From that, the author has proposed methodology to apply the theory of financial management, investment theory and modern risk management in the measure of the evaluation criteria. Risk management VaR model, capital asset pricing model CAPM, the econometric model analyzing the relationship between the influential factors have been used for the calculation according to the proposed measure. The research results in this direction will enable management of insurance companies to be professional and scientific. Evaluation method investment performance can also be applied in the evaluation of investment performance of other businesses.

The new recommendations drawn from the research results

The study helps for designing direction for the development of the insurance companies in Vietnam which should be developed in the complete models as in other older insurance markets in the world. Recommendations include: (i) Non-life insurance sector plays important roles as investors and have a positive impact on the creation of efficient investment structure of the economy; (ii) Raising large capital & expanding investment in regional markets, along with the development of international insurance products for the industry with the focus on the agricultural sector.