NCS Trịnh Ngọc Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 06/11/2013 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trịnh Ngọc Tuấn, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước".
Thứ tư, ngày 06/11/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)   
Mã số: 62.34.01.01
Nghiên cứu sinh: Trịnh Ngọc Tuấn
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Hồng Chương     2. PGS.TS. Đặng Văn Thanh

Những đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đã phân tích sự khác biệt giữa các hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra của các chủ thể trong đó có Quốc hội, qua đó làm rõ phạm vi, nội dung, mức độ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra ở Việt Nam. Những nội dung này mang tính đặc thù sâu sắc do tại Việt Nam quyền lực nhà nước là tập trung, nhưng đồng thời có sự phân công, phân nhiệm giữa Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan khác trong việc thực hiện quyền lực.

Từ những đặc điểm của các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam, trong bối cảnh nhiều tập đoàn được thành lập thí điểm để thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước dẫn dắt nền kinh tế, luận án đã chỉ ra tính tất yếu phải có sự giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong việc ban hành khuôn khổ pháp lý đề điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước theo đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước đúng pháp luật và có hiệu quả. Thông qua giám sát,  Quốc hội sẽ thực hiện việc điều chỉnh kịp thời hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước với vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô để các tập đoàn kinh tế nhà nước không chỉ phát triển kinh doanh mà còn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Thông qua phân tích thực tiễn và kết quả điều tra, Luận án đã chỉ ra được những kết quả đạt được bước đầu trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam như phát hiện những bất cập trong quản lý vốn, tài sản của các tập đoàn, sự chồng chéo trong chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước. Dựa trên các tiêu chí đánh giá hoạt động giám sát của Quốc hội, luận án đã nêu bật những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam thời gian qua như cơ chế đại diện của Quốc hội hiện nay, sự bất cập của các quy định liên quan đến nguồn lực, còn thiếu các cơ chế ràng buộc trách nhiệm cũng như cơ chế theo dõi việc tiếp tục thực hiện kết luận giám sát các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Trên cơ sở đó, Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong giai đoạn mới – giai đoạn tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước. Cụ thể như:

-  Hoàn thiện, bổ sung khuôn khổ pháp lý liên quan đến tập đoàn kinh tế Nhà nước.

- Nâng cao nhận thức về vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước tương xứng với đòi hỏi trong giai đoạn mới, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân cả nước.

- Nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội và tăng cường nguồn lực cho hoạt động giám sát.

- Tiến hành xây dựng bộ tiêu chí giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Enhancing supervisory activities of the National Assembly at state-owned economic groups
Major: Economic Management (Science of management)
Code: 62.34.01.01
Research student: Trinh Ngoc Tuan
Science instructors:     1. Assoc.Prof., Dr. Pham Hong Chuong      2. Assoc.Prof., Dr. Dang Van Thanh

New contributions in theoretical aspect

The thesis has analyzed the difference between supervision, checking and inspection of subjects including the National Assembly (NA), thereby clarify the scope, contents, authorized level and responsibilities of subjects in supervision, checking and inspection in Vietnam. These contents have typical characteristics as in Vietnam state power is centralized but there is also the assignment and division of responsibility between the Government, the NA and other agencies in executing their power.

Based on the characteristics of state-owned economic groups (SEG) in Vietnam, in the context that many groups are established for pilot purposes to implement the key function of state economic sector in leading the economy, the thesis has shown the inevitability of the NA’s supervision at SEGs in issuing a legal framework to regulate their activities in accordance with guidelines, policies and laws ò the State, particularly, the use of state capital and assets has to be legal and effective. Through supervision, the NA will adjust the operation of SEGs in a timely manner. This is a tool to regulate macro-economy so that SEGs can not only develop their business but also perform well political duties given by the Party and the State.

New contributions in practical aspect withdrawn from research outcomes of the thesis

Through analyzing practice and survey results, the thesis has shown initial achievements in the supervisory activities of the NA at Vietnamese SEGs such as discovering weaknesses in the management of capital and assets at these groups, overlapping when executing the function of ownership rights and the function of state administrative management. Based on criteria to assess supervisory activities of the NA, the thesis has highlighted the limitations and their causes in supervisory activities of the NA at SEGs in Vietnam recently such as the current representative mechanism of the NA, the problems in regulations related to resources, the lack in a bonding mechanism of responsibilities as well as a monitoring mechanism the implementation of supervisory results at SEGs.

On that basis, the thesis has proposed some solutions to improve supervisory activities of the NA at SEGs in the new period – the period of restructuring SEGs. Details are as below: 

- Complete and complement the legal framework related to state-owned economic groups.
- Enhance the awareness of supreme supervisory function of the National Assembly at SEGs in accordance with requirements of the new period to meet expectations of people all over the country.
- Improve supervisory capabilities of the National Assembly’s agencies and deputies and enhance resources for supervisory activities.
- Establish a system of supervisory criteria of the NA with the operation of SEGs in Vietnam.