NCS Vũ Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 24/07/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Anh Tuấn, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài "Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 23/06/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng       
Mã số: 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh: Vũ Anh Tuấn                
Người hướng dẫn: GS.TS Phạm Quang Trung

Về phương diện lý luận

Trên phương diện lý luận, theo quan điểm của tác giả, luận án đã có những đóng góp mới sau đây:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một số quan niệm về năng lực cạnh tranh, luận án đã khái quát trình bày quan niệm về năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế như sau:

“Năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế là sự thể hiện thực lực và lợi thế của tập đoàn kinh tế so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao bằng việc khai thác, sử dụng lợi thế bên trong, lợi thế bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại, phát triển, cải thiện được vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường”.

Quan niệm này về năng lực cạnh tranh được coi là đóng góp mới, bởi lẽ quan niệm này về năng lực cạnh tranh khá toàn diện, từ việc xác định mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của tập đoàn kinh tế có thể là cơ sở cho việc hoạch định các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế trong thực tiễn.

Thứ hai, luận án đã nghiên cứu đưa ra các tiêu chí phân tích, đánh giá mức độ hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế. Có thể những tiêu chí đó chưa thực chuẩn tắc, song vẫn có thể coi việc đề cập các tiêu chí đó trong luận án là những đóng góp mới mang tính chất gợi ý để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí đánh giá tính hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn kinh tế.

Về phương diện nghiên cứu khảo sát thực tiễn

Cho đến nay chưa có một tài liệu chuẩn tắc nào tổng kết, đánh giá cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước theo tinh thần của Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Luận án đã đi sâu nghiên cứu nội hàm của cơ chế quản lý tài chính do Nhà nước quy định, kết hợp với việc nghiên cứu sự vận hành trong thực tiễn đã đưa ra những nhận xét đánh giá khá toàn diện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, về những thành công, hạn chế của cơ chế. Đây có thể được coi là đóng góp mới của luận án, bởi lẽ lần đầu tiên có một tài liệu đánh giá khá toàn diện về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế. Có thể có nhiều vấn đề cần tiếp tục phải thảo luận qua kết quả đánh giá cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước mà bản luận án đã đề cập, song dù sao đây là những đánh giá mang tính gợi mở để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiên cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước trong điều kiện tái cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước theo chủ trương của nhà nước.

Về phương diện đề xuất các giải pháp

Luận án đã tập trung hàng loạt các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế, trong số các giải pháp đó giải pháp được coi là đề xuất mới của luận án là giải pháp cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nhà nước được coi là yêu cầu khách quan đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế, song cấu trúc lại nhằm mục tiêu gì, yêu cầu đặt ra đối với cấu trúc lại như thế nào, cách thức thực hiện như thế nào, tất cả những vấn đề đó đã được luận án trình bày khá đầy đủ trong luận án. Theo quan điểm của luận án, có mạnh dạn cấu trúc lại tập đoàn kinh tế nhà nước mới có thể hoàn thiện, đổi mới có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Ngoài ra, đi sâu từng tiểu cơ chế quản lý tài chính, luận án cũng có nhiều đề xuất, giải pháp khá kỹ. Đó được coi là những đóng góp mới của luận án.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

 

--------------------

 

THE DISSERTATION’S NEW CONTRIBUTIONS

Dissertation’s Topic:  Financial Management to contribute to increasing the competitiveness of Vietnamese Economic Groups
Major: Financing – Banking Economics       
Code: 62.31.12.01
PhD. Student : Vu Anh Tuan 
Instructor: Prof. Dr. Pham Quang Trung

The theoretical aspect

On the theoretical aspect, at the author’s opinion, the dissertation has had the following new contributions:

Firstly, upon researching and analyzing some opinions about the competitiveness, the dissertation has briefed its own opinion about the competitiveness of the economic groups as follows:

 “Competitiveness of the economic group is the representations of its real capacity and advantages as compared to its competitors in satisfying to customers’ demands to the best to gain the maximum profits through exploiting and using its internal and external advantages to produce out products and services attractive to customers to exist, develop and increase its position as compared to other competitors in the market”.

This opinion is considered to be a new contribution. Because this opinion is relatively comprehensive, from determining the objectives and their implementation methods. The opinion about the competitiveness of the economic group can set the basis for planning the measures to increase the competitiveness of the economic groups in practice.

Secondly, the dissertation has researched and suggested the criteria on analyzing and assessing the usefulness of the financial management mechanism in the economic groups. Although those criteria have not been actually standardized, mentioning them in this dissertation is a new contribution to suggesting further researching and completing the criteria on assessing the usefulness of the financial management mechanism of the economic groups.

The fact research and inspection aspect

Up to now, there has not been any standardized document summarizing and assessing the state financial management mechanism for the state economic groups under the spirit of Decree No. 09/2009/ND-CP of the Government. The dissertation has further researched the nature of the financial management mechanism as regulated by the state and the actual operations. The dissertation has made relatively comprehensive comments on the state financial management mechanism for the state economic groups, successes and limitations of this mechanism. These can be regarded as new contributions of this dissertation. Because this is the first time a document assessing the state financial management mechanism for the economic groups has been offered. Although there may be many issues that need to be discussed through the results on assessing the state financial management mechanism as mentioned by the dissertation, these are suggestive assessments for further researching, completing the state financial management mechanism for the state economic groups under the condition of restructuring the state economic groups as guided by the state.

The solution suggestion aspect

The dissertation has focused on a series of solutions in completing the state financial management mechanism for the economic groups. Among these solutions, a new suggestion is to restructure the state economic groups.

Restructuring the state economic groups is regarded as the objective requirement for activities of the economic groups. However, which objective the restructuring orients to, which requirement placed on the restructuring and how to restructure. All of these questions have been answered in the dissertation. The dissertation believes that only when the state economic groups are restructured, then it is possible to complete and innovate the financial management mechanism in state economic groups effectively and efficiently.

Additionally, while further researching each financial management sub-mechanism, the dissertation has offered some proposals and solutions. These are considered as new contributions of the dissertation.