NCS Vũ Thị Thanh Thủy bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 06/9/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Thanh Thủy, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài "Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam".
Thứ năm, ngày 06/09/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam
Chuyên ngành :  Kinh tế, tài chính ngân hàng      
Mã số : 62.31.12.01
Nghiên cứu sinh  : Vũ Thị Thanh Thủy
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Vũ Duy Hào     2: TS. Đinh Tiến Dũng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý tài chính, đưa ra quan điểm mới về quản lý tài chính các trường Đại học công lập. Trong đó, đặt ra mục tiêu quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập là tăng thu, tiết kiệm chi, tăng tích lũy hướng đến bền vững tài chính gắn với chất lượng đầu ra. Chất lượng đầu ra phải được đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu so sánh với mô hình chuẩn của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai,  luận án nhấn mạnh quản lý tài chính các trường đại học công lập theo hướng tự chủ tài chính cần được chú trọng trong điều kiện hạn hẹp về Ngân sách Nhà nước, luận án đã đề xuất khái niệm mới về tự chủ tài chính các trường đại học công lập, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong đó, nhấn mạnh tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thu đủ bù đắp chi phí tương ứng với chất lượng đào tạo, hướng tới bền vững tài chính. Khái niệm này là cơ sở lý luận quan trọng để xác định nội dung cụ thể của quản lý tài chính.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

(1) Từ kết quả phân tích bộ số liệu của 50 trường đại học công lập  từ năm 2006 đến 2010 (bằng phần mềm thống kê SPSS),  NCS đã đánh giá thực trạng quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, biểu hiện ở: hiệu quả chi rất thấp, quyền tự chủ tài chính cho các trường còn nhiều bất cập. Sự yếu kém trong quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: chảy máu chất xám trong các trường đại học công lập, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập còn rất hạn chế, các đơn vị tuyển dụng sinh viên mới ra trường phải đào tạo lại với tỷ lệ cao, số công trình nghiên cứu khoa học của các trường đại học công lập được đăng tải trên tạp chí quốc tế nghèo nàn,....

(2) Kết quả phỏng vấn sâu 06 cán bộ quản lý tài chính của 06 trường đại học công lập cho phép nhận diện các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập.

(3) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn tới góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, giải pháp tăng cường quyền tự chủ tài chính các trường đại học công lập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng tính thuyết phục của giải pháp, nghiên cứu sinh đã thiết lập điều kiện để các trường đại học công lập tự chủ tài chính. Hơn nữa để tự chủ về mức thu cần xác định được suất đào tạo,  trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã xây dựng chi phí đào tạo cho chương trình đào tạo cụ thể (unit costs) – lấy chương trình tiên tiến làm chuẩn. Giải pháp đa dạng hóa các nguồn tài chính cần phải đặt trong mối quan hệ với căn cứ vào kết quả kiểm định chất lượng của Nhà nước hay một đơn vị kiểm định độc lập. Giải pháp đổi mới chính sách học phí, chính sách hỗ trợ cho người đi học cũng cần được ưu tiên thực hiện.

(4) Thiết lập các chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt nam gắn với kết quả đầu ra trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo trong khu vực và trên thế giới.

Nội dung của luận án xem tại đây.


----------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Title of thesis: Financial Management  for Public Universities in Vietnam
Major:  Economics, Finance – Banking
Code : 62.31.12.01
PhD Student  : Vu Thi Thanh Thuy
Supervisors: 1. Associate Professor, Dr.Vu Duy Hao     2. Dr. Dinh Tien Dung

New contributions in terms of academic and theoretical framework

Firstly, systemize fundamental theories in financial management, propose a new concept  on financial management for public universities. In which, the target of financial management for public universities aims at  increasing  revenues, cutting down expenses, towards financial sustainability in accordance with output quality. Output quality  should be compared with thoes of universities in the region and in the world.

Secondly, financial management for public universities should be encouraged towards financial autonomy due to limited state budget, new concept of financial autonomy public universities was suggested, this concept may be different from those of economists and managers in Vietnam.  The financial management in public universities should target at covering enough expenses by themselves, toward financial sustainability, with quality assurance. This new concept laid down the pavement for the  detail  contents of financial management.

New findings and proposals from the research and survey of the thesis

(1) The results from analyzing figure data of 50 public universities from the year of 2006 to 2010 (SPSS statistical software) show that financial management in pubic universities in Vietnam has been ineffective, for example: effectiveness of expenditure is very low, weakness in  financial autonomy ….  Which of financial management of public universities is one of cause: brain drain among most of public universities, limited teaching and learning equipments, high rate of graduate students have to be re-trained by employers, few scientific researches released on international magazines.

(2) The result of thorough interview of 06 financial managers from 06 public universities pointed out the reasons of limitation on financial management in public universities.

(3) Proposing solutions to perfecting financial management in public universities in Vietnam for the coming future in order to contribute to impoving traning quality. In which, the solution to strenghthening financial self-control in public universities play specially important role that raises persuasion of the solution, research student also set up the conditions of financial autonomy. Moreover, in order to revenues autonomy, the number of students  needs estimating. And so  research student set up training costs for  advanced programs (unit costs) – advanced programs will be considered as the standard one. Solutions to diversifying financial sources are to be considered with the result of quality test by the State or independent test unit. Solutions to renewing tuition and support policies should also be implemented on priority.

(4) Establishing evaluation criteria on financial management for public universities to be complied with training and scientific studying out put conform to evaluating standard, training quality inspection in region and the world.